Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169372

Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn

Ngày 03/12/2023 00:00:00

PHÓNG SỰ PHÁT THANH 1

Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn

Thời lượng: 8 - 10 phút

Nhạc hiệu chương trình + Mời quý vị và các bạn lắng nghe phóng sự: “Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn”.

Thưa quý vị và các bạn! Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và thông qua hình thức cuộc gọi, tin nhắn “rác” đang tràn lan các lời mời gọi, tuyển dụng việc làm. Người dân cần tìm hiểu, xác minh những công việc này một cách cẩn trọng trước khi tham gia, tránh bị “sập bẫy” chiêu thức tuyển dụng việc làm theo hình thức đa cấp biến tướng. Đây không phải là loại hành vi phạm tội mới, nhưng thủ đoạn lừa đảo qua hình thức kinh doanh đa cấp với nhiều vỏ bọc phức tạp, chiêu thức mới lạ, vẫn đang tiếp tục đưa hàng trăm nghìn người vào bẫy với số tiền rất lớn.

---Nhạc xen---

Trên thực tế, bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng được thừa nhận bởi pháp luật Việt Nam. Giống như các phương thức bán hàng khác, mục tiêu của bán hàng đa cấp là đưa hàng hóa từ nhà sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Hoạt động bán hàng đa cấp có đặc thù khác biệt với các phương thức bán hàng khác đó là việc tiếp thị bán hàng được thực hiện bằng truyền miệng, không thực hiện các hình thức quảng cáo, marketing như bán hàng truyền thống. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được kinh doanh đối với mặt hàng hàng hóa, phải đăng ký hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động với Bộ Công thương và chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng kinh doanh theo phương thức đa cấp đã diễn biến phức tạp, có dấu hiệu biến tướng, tiềm ẩn các hành vi có tính chấtlừa đảo. Một số tổ chức đa cấp giả mạo trang bị nhiều thủ đoạn tinh vi, đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều người để lôi kéo, kêu gọi các thành viên tham gia mạng lưới đa cấp phi pháp.

Em Bùi Quỳnh Anh, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ em muốn tìm một công việc làm thêm để vừa có thu nhập phụ giúp gia đình, vừa tiếp xúc với những công việc khác nhau, học hỏi nhiều hơn. Mỗi ngày đều có số điện thoại lạ với nội dung tin nhắn kèm đường dẫn liên kết đến trang tên "Lồng tiếng tự do" có thông tin: Thù lao từ 200.000 đến 500.000 đồng 1 trang tuỳ thể loại, thậm chí có thể lên tới 800.000 - 1,2 triệu đồng nếu có giọng nói hay. Ngay khi kết nối với trang tin trên, em Quỳnh Anh đã cảm thấy tin tưởng khi chỉ cần gửi bài thu âm thử giọng đã được nhận về 20.000 đồng trong tài khoản. Nhưng sau đó em đã bị mất cảnh giác khi các đối tượng yêu cầu làm các công việc tiếp theo, không hề liên quan đến vị trí tuyển dụng. Trao đổi với chúng tôi, em Bùi Quỳnh Anh, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Hồng Đứctâm sự:

ÂT Quỳnh Anh

(Khi thu âm xong, em gửi đi tầm 3 - 4 phút, hệ thống xác nhận là bắn tiền luôn, nhanh hơn cả nhân viên ngân hàng. Sau đó công việc tiếp theo của em khác hoàn toàn đó là mua thiết bị âm thanh của một trang gọi là musictool. Lúc đầu họ rất nhiệt tình hướng dẫn em rằng, nếu bán được hàng thì trong tài khoản sẽ có ngay 10 triệu đồng. Vì hám lời cao nên em đã đi vay mượn bạn bè. Nhưng sau một thời gian dài, hàng vẫn không bán được, em gọi điện mong trả lại hàng thì lúc đó mới biết đó là một công ty bán hàng đa cấp.)

Vậy là chỉ có duy nhất công việc đầu tiên của ứng viên trên là liên quan đến thu âm, lồng tiếng. Các công việc tiếp theo, ứng viên sẽ phải làm nhiệm vụ tăng tương tác cho một kênh bán hàng bằng cách lần lượt nhận đường link của một sản phẩm với mức giá tăng dần, sau đó chuyển số tiền tương ứng vào một tài khoản được chỉ định. Khi nạn nhân hoàn thành sẽ lập tức được hoàn lại tiền gốc và lãi từ 450.000 đồng đến 1.700.000 - 1.800.000 đồng. Các nhiệm vụ diễn ra liên tiếp, nhanh chóng khiến nạn nhân có tâm lý kiếm tiền không khó và sẵn sàng trở thành cộng tác viên chuyển tiền trực tuyến. Bằng mọi thủ đoạn để câu kéo người dùng mạng với điểm đầu là những bài đăng thông tin tuyển dụng việc làm trực tuyến nhưng điểm cuối của các đối tượng lừa đảo là biến nạn nhân trở thành những cộng tác viên chuyển tiền trực tuyến. Các đối tượng gọi đây là nhiệm vụ khi hoàn thành sẽ được nhận lại tiền gốc và khoản lãi 10% - 15%, tức gần như không cần làm gì cũng có tiền. Thế nhưng, khi đến nhiệm vụ với số tiền đủ lớn, khi ứng viên chuyển tiền sẽ không còn được hoàn tiền với nhiều lý do đối tượng đưa ra. Cơ hội kiếm tiền đến một cách dễ dàng, nhanh chóng cũng biến mất với tốc độ tương tự. Tiền ra khỏi tài khoản xác định là mất bởi ngay khi tương tác với bài đăng tuyển dụng trên các trang mạng xã hội, các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân kết nối qua Zalo rồi qua Telegram, tất cả chỉ qua tin nhắn. Khi người dùng nhận ra mình trở thành nạn nhân, các đối tượng cũng mất hút cùng số tiền chiếm đoạt được.

Cũng nhẹ dạ tin theo tin nhắn inbox trên facebook, “chỉ cần có máy tính và khả năng ngoại ngữ”, chị Thu Hằng, phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hoá nhận thấy bản thân đủ điều kiện và muốn kiến thêm thu nhập đã làm theo các chỉ dẫn của chủ bài đăng tuyển cộng tác viên dịch thuật và nhận lại đó là những tiếng tút tút. Chị Thu Hằng, phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hoá chia sẻ trong tiếc nuối:

ÂT Hằng

(Tôi vào link và có một người xưng là chủ bài đăng hướng dẫn công việc là phải nạp 200.000 đồng vào để được cấp tài khoản dịch. Những lần đầu, nạp tiền xong thì họ sẽ cho một bài để dịch. Nhưng đến lần thứ 4, họ yêu cầu tôi phải mời thêm được 3 bạn nữa làm cùng công việc này. Đến khi tôi kêu gọi được 3 người nữa, nạp tiền để có tài khoản dịch xong, liên lạc lại thì không tìm thấy bài đăng đâu nữa. Gọi điện, nhắn tin thì họ yêu cầu phải bán một sản phẩm bất kỳ họ cung cấp mới được dịch bài. Lúc đó tôi mới biết mình đã bị sập bẫy của họ)

Từ thực tế những trường hợp nêu trên, có thể thấy rằng chị em phụ nữ là những người dùng mạng xã hội hãy cảnh giác trước những nội dung tin nhắn với lời chào mời việc làm online, hứa hẹn thu nhập cao mà không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ năng. Thông qua câu chuyện trên, rất mong chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm, không nghe theo những lời dụ dỗ ngon ngọt của một số đối tượng để tham gia vào đường dây bán hàng đa cấp. Khi sử dụng mạng xã hội tìm việc làm trực tuyến không truy cập vào các liên kết lạ, đặc biệt, người dân không nên cung cấp tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại, nhất là mã OTP từ ngân hàng để tránh bị chiếm đoạt tài sản. Nếu phát hiện thấy các trường hợp có dấu hiệu đa cấp bất chính, cần báo ngay cơ quan chức năng để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

---Nhạc xen---

Để chủ động phòng ngừa tội phạm, người dân cần cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về những thủ đoạn nêu trên, để tránh mắc bẫy của các đối tượng xấu. Nếu phát hiện trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng, để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bán hàng đa cấp bất chính nếu không được kiềm chế sẽ phát triển nhanh chóng, ăn sâu vào đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn, sâm hại đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và làm phương hại đến trật tự kinh tế xã hội các địa phương. Do đó, quan trọng hơn cả là người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức, cảnh giác với bán hàng đa cấp bất chính để bảo vệ chính mình và góp phần đấu tranh cho sự phát triển lành mạnh thị trường.

Quý vị và các bạn vừa lắng nghe phóng sự: “Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn” do Sở Thông tin - Truyền thông Thanh Hoá thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại!.

Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn

Đăng lúc: 03/12/2023 00:00:00 (GMT+7)

PHÓNG SỰ PHÁT THANH 1

Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn

Thời lượng: 8 - 10 phút

Nhạc hiệu chương trình + Mời quý vị và các bạn lắng nghe phóng sự: “Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn”.

Thưa quý vị và các bạn! Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và thông qua hình thức cuộc gọi, tin nhắn “rác” đang tràn lan các lời mời gọi, tuyển dụng việc làm. Người dân cần tìm hiểu, xác minh những công việc này một cách cẩn trọng trước khi tham gia, tránh bị “sập bẫy” chiêu thức tuyển dụng việc làm theo hình thức đa cấp biến tướng. Đây không phải là loại hành vi phạm tội mới, nhưng thủ đoạn lừa đảo qua hình thức kinh doanh đa cấp với nhiều vỏ bọc phức tạp, chiêu thức mới lạ, vẫn đang tiếp tục đưa hàng trăm nghìn người vào bẫy với số tiền rất lớn.

---Nhạc xen---

Trên thực tế, bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng được thừa nhận bởi pháp luật Việt Nam. Giống như các phương thức bán hàng khác, mục tiêu của bán hàng đa cấp là đưa hàng hóa từ nhà sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Hoạt động bán hàng đa cấp có đặc thù khác biệt với các phương thức bán hàng khác đó là việc tiếp thị bán hàng được thực hiện bằng truyền miệng, không thực hiện các hình thức quảng cáo, marketing như bán hàng truyền thống. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được kinh doanh đối với mặt hàng hàng hóa, phải đăng ký hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động với Bộ Công thương và chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng kinh doanh theo phương thức đa cấp đã diễn biến phức tạp, có dấu hiệu biến tướng, tiềm ẩn các hành vi có tính chấtlừa đảo. Một số tổ chức đa cấp giả mạo trang bị nhiều thủ đoạn tinh vi, đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều người để lôi kéo, kêu gọi các thành viên tham gia mạng lưới đa cấp phi pháp.

Em Bùi Quỳnh Anh, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ em muốn tìm một công việc làm thêm để vừa có thu nhập phụ giúp gia đình, vừa tiếp xúc với những công việc khác nhau, học hỏi nhiều hơn. Mỗi ngày đều có số điện thoại lạ với nội dung tin nhắn kèm đường dẫn liên kết đến trang tên "Lồng tiếng tự do" có thông tin: Thù lao từ 200.000 đến 500.000 đồng 1 trang tuỳ thể loại, thậm chí có thể lên tới 800.000 - 1,2 triệu đồng nếu có giọng nói hay. Ngay khi kết nối với trang tin trên, em Quỳnh Anh đã cảm thấy tin tưởng khi chỉ cần gửi bài thu âm thử giọng đã được nhận về 20.000 đồng trong tài khoản. Nhưng sau đó em đã bị mất cảnh giác khi các đối tượng yêu cầu làm các công việc tiếp theo, không hề liên quan đến vị trí tuyển dụng. Trao đổi với chúng tôi, em Bùi Quỳnh Anh, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Hồng Đứctâm sự:

ÂT Quỳnh Anh

(Khi thu âm xong, em gửi đi tầm 3 - 4 phút, hệ thống xác nhận là bắn tiền luôn, nhanh hơn cả nhân viên ngân hàng. Sau đó công việc tiếp theo của em khác hoàn toàn đó là mua thiết bị âm thanh của một trang gọi là musictool. Lúc đầu họ rất nhiệt tình hướng dẫn em rằng, nếu bán được hàng thì trong tài khoản sẽ có ngay 10 triệu đồng. Vì hám lời cao nên em đã đi vay mượn bạn bè. Nhưng sau một thời gian dài, hàng vẫn không bán được, em gọi điện mong trả lại hàng thì lúc đó mới biết đó là một công ty bán hàng đa cấp.)

Vậy là chỉ có duy nhất công việc đầu tiên của ứng viên trên là liên quan đến thu âm, lồng tiếng. Các công việc tiếp theo, ứng viên sẽ phải làm nhiệm vụ tăng tương tác cho một kênh bán hàng bằng cách lần lượt nhận đường link của một sản phẩm với mức giá tăng dần, sau đó chuyển số tiền tương ứng vào một tài khoản được chỉ định. Khi nạn nhân hoàn thành sẽ lập tức được hoàn lại tiền gốc và lãi từ 450.000 đồng đến 1.700.000 - 1.800.000 đồng. Các nhiệm vụ diễn ra liên tiếp, nhanh chóng khiến nạn nhân có tâm lý kiếm tiền không khó và sẵn sàng trở thành cộng tác viên chuyển tiền trực tuyến. Bằng mọi thủ đoạn để câu kéo người dùng mạng với điểm đầu là những bài đăng thông tin tuyển dụng việc làm trực tuyến nhưng điểm cuối của các đối tượng lừa đảo là biến nạn nhân trở thành những cộng tác viên chuyển tiền trực tuyến. Các đối tượng gọi đây là nhiệm vụ khi hoàn thành sẽ được nhận lại tiền gốc và khoản lãi 10% - 15%, tức gần như không cần làm gì cũng có tiền. Thế nhưng, khi đến nhiệm vụ với số tiền đủ lớn, khi ứng viên chuyển tiền sẽ không còn được hoàn tiền với nhiều lý do đối tượng đưa ra. Cơ hội kiếm tiền đến một cách dễ dàng, nhanh chóng cũng biến mất với tốc độ tương tự. Tiền ra khỏi tài khoản xác định là mất bởi ngay khi tương tác với bài đăng tuyển dụng trên các trang mạng xã hội, các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân kết nối qua Zalo rồi qua Telegram, tất cả chỉ qua tin nhắn. Khi người dùng nhận ra mình trở thành nạn nhân, các đối tượng cũng mất hút cùng số tiền chiếm đoạt được.

Cũng nhẹ dạ tin theo tin nhắn inbox trên facebook, “chỉ cần có máy tính và khả năng ngoại ngữ”, chị Thu Hằng, phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hoá nhận thấy bản thân đủ điều kiện và muốn kiến thêm thu nhập đã làm theo các chỉ dẫn của chủ bài đăng tuyển cộng tác viên dịch thuật và nhận lại đó là những tiếng tút tút. Chị Thu Hằng, phường Đông Hải, Thành phố Thanh Hoá chia sẻ trong tiếc nuối:

ÂT Hằng

(Tôi vào link và có một người xưng là chủ bài đăng hướng dẫn công việc là phải nạp 200.000 đồng vào để được cấp tài khoản dịch. Những lần đầu, nạp tiền xong thì họ sẽ cho một bài để dịch. Nhưng đến lần thứ 4, họ yêu cầu tôi phải mời thêm được 3 bạn nữa làm cùng công việc này. Đến khi tôi kêu gọi được 3 người nữa, nạp tiền để có tài khoản dịch xong, liên lạc lại thì không tìm thấy bài đăng đâu nữa. Gọi điện, nhắn tin thì họ yêu cầu phải bán một sản phẩm bất kỳ họ cung cấp mới được dịch bài. Lúc đó tôi mới biết mình đã bị sập bẫy của họ)

Từ thực tế những trường hợp nêu trên, có thể thấy rằng chị em phụ nữ là những người dùng mạng xã hội hãy cảnh giác trước những nội dung tin nhắn với lời chào mời việc làm online, hứa hẹn thu nhập cao mà không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ năng. Thông qua câu chuyện trên, rất mong chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm, không nghe theo những lời dụ dỗ ngon ngọt của một số đối tượng để tham gia vào đường dây bán hàng đa cấp. Khi sử dụng mạng xã hội tìm việc làm trực tuyến không truy cập vào các liên kết lạ, đặc biệt, người dân không nên cung cấp tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại, nhất là mã OTP từ ngân hàng để tránh bị chiếm đoạt tài sản. Nếu phát hiện thấy các trường hợp có dấu hiệu đa cấp bất chính, cần báo ngay cơ quan chức năng để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

---Nhạc xen---

Để chủ động phòng ngừa tội phạm, người dân cần cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về những thủ đoạn nêu trên, để tránh mắc bẫy của các đối tượng xấu. Nếu phát hiện trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng, để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bán hàng đa cấp bất chính nếu không được kiềm chế sẽ phát triển nhanh chóng, ăn sâu vào đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn, sâm hại đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và làm phương hại đến trật tự kinh tế xã hội các địa phương. Do đó, quan trọng hơn cả là người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức, cảnh giác với bán hàng đa cấp bất chính để bảo vệ chính mình và góp phần đấu tranh cho sự phát triển lành mạnh thị trường.

Quý vị và các bạn vừa lắng nghe phóng sự: “Lừa đảo đa cấp qua tin nhắn” do Sở Thông tin - Truyền thông Thanh Hoá thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại!.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)