Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viênNgày 22/09/2021 00:00:00 (TTV) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Ma túy thẩm lậu từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh còn lớn và chưa được ngăn chặn hiệu quả; ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp mới, gây rối loạn tâm thần, khó kiểm soát. Đối tượng sử dụng ma túy là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ngày càng nhiều nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác cai nghiện và hỗ trợ sau cai nghiện còn bất cập, hiệu quả thấp. Ma túy có nguy cơ trở thành hiểm hoạ, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận Nhân dân, hủy hoại tương lai của nhiều thanh thiếuniên, làm phát sinh nhiều loại tội phạm, gây lo lắng, bức xúc trong Nhân dân, đe dọa đến sự phát triển bền vững của tỉnh.Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 12/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp phòng, chống, kiểm soát ma túy và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đối với công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn mua túy được nâng lên; nhiều tổ chức, đường dây, tụ điểm mua bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được triệt xóa và điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, lành mạnh cho sự phát triển của tỉnh. Tính hình trên có nguyên nhân khách quan do áp lực gia tăng của tội nhạm ma tuy trong khu vực và trên thế giới. Song chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, chưa sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy. Công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong đoàn viên, thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên ở các nhà trường còn hình thức, chưa thực sự thiết thực, hiệu quả. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong quản lý, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống, kiến thức phòng ngừa tệ nạn ma túy chothanh thiếu niên, học sinh, sinh viên còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa rõ trách nhiệm, kém hiệu quả. Để khắc phục hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; đặc biệt trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, nhanh chóng đẩy lùi tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, tạo môi trường lành mạnh cho thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt các nội dụng sau: 1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, trước hết là người đứng đầu cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII), Luật Phòng, chống ma túy và Kế hoạch số 173-KH/TU ngày 21/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị; phải xác định công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, trước hết đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài; phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, sự quản lý thống nhất của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân; trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình ma tuý, nhất là tội phạm, tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tại địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học phụ trách. Từng cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong phòng, chống ma tuý; có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người thân trong gia đình và Nhân dân nơi cư trú thực hiện tốt các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma tuý. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, cảnh báo toàn xã hội, nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên về tác hại, hiểm hoạ của ma tuý; tăng cường tuyên truyền cá biệt đối với các nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có nguy cơ cao phạm tội và tham gia tệ nạn ma túy; tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tại địa bàn cơ sở và các nhà trường; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia phòng, chống ma tuý. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơquan thông tin, truyền thông đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống ma túy; thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương, quy định, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma túy phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, chú trọng sử dụng các biện pháp tuyên truyền trên mạng xã hội, nền tảng di dộng... 3. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường... trong việc đấu tranh, ngăn chặn từ xa việc thẩm lậu nguồn ma tuý vào địa bàn tỉnh; thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, triệt xoá các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, các điểm, tụ điểm phức tạp về ma tuý, nhất là trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn khảo sát, đánh giá thực trạng ma túy trong trường học để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả; tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ đoàn, hội, đội trong nhà trường; xây dựng và triển khai bộ tài liệu về kỹ năng phòng, chống ma túy trong phụ huynh, học sinh để nâng cao nhận thức, ý thức và kỹ năng phòng tránh; kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Nâng cao vai trò, phát huy tính chủ động, xung kích của Đoàn Thanh niên các cấp và các nhà trường trong việc phối hợp với gia đình, cộng đồng xã hội để giáo dục đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên không phạm tội và không tham gia tệ nạn ma tuý. 4. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm và kiểm soát ma túy; tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, các lực lượng chuyên trách làm công tác phòng, chống ma tuý từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm đủ khả năng, điều kiện để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, đấu tranh tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và ưu tiên đầu tư nguồn lực, trang thiết bị cho công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đầu tư trang thiết bị chuyên dụng, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại để đấu tranh có hiệu quả với các phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực, nhất là sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nguồn lực cho công tác phòng, chống ma tuý. Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Tỉnh đoàn và Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa ma tuý cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường; lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chương trình vàhoạt động giáo dục của các cấp học để học sinh, sinh viên tự nhận biết, tránh xa tệ nạn ma túy; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", các mô hình Cổng trường an toàn", "Nhà trường không tệ nạn xã hội", "Hòm thư cứu bạn"... tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và thân thiện; chủ động, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa gia đình - nhà trường - đoàn thể - cộng đồng xã hội trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn mà tuy đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường rà soát, phát hiện, thống kê người nghiện ma tuý, người sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn, nhất là đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên để có biện pháp quản lý, giáo dục và cai nghiện phù hợp, không để phát sinh tội phạm và tệ nạn ma túy; chú trọng xã hội hoá công tác cai nghiện và tạo việc làm cho thanh niên sau cai nghiện. 5. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an xây dựng, triển khai và nhân rộng các phong trào, mô hình thiết thực, hiệu quả về đấu tranh, ngăn ngừa tệ nạn ma tuý trong cộng đồng, trong thanh thiêu niên, học sinh, sinh viên, như: phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", phong trào Khu dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội", Tháng hành động phòng, chống ma túy"...; nắm chắc diễn biến tâm lý để giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những thanh thiếu niên sau cai nghiện có ý thức vươn lên, tái hoà nhập cộng đồng; vận động và kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội giúp đỡ, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên sau cai nghiện ổn định cuộc sống; kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến nhằm tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phong trào đấu tranh, ngăn chặn, phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. 6. Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện. Chi thị này được phổ biến đến chi bộ và tuyên truyền sâu rộng trong các trường học, trong các tầng lớp Nhân dân. Theo Tỉnh ủy Thanh Hóa
Đăng lúc: 22/09/2021 00:00:00 (GMT+7)
(TTV) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Ma túy thẩm lậu từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh còn lớn và chưa được ngăn chặn hiệu quả; ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp mới, gây rối loạn tâm thần, khó kiểm soát. Đối tượng sử dụng ma túy là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ngày càng nhiều nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác cai nghiện và hỗ trợ sau cai nghiện còn bất cập, hiệu quả thấp. Ma túy có nguy cơ trở thành hiểm hoạ, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận Nhân dân, hủy hoại tương lai của nhiều thanh thiếuniên, làm phát sinh nhiều loại tội phạm, gây lo lắng, bức xúc trong Nhân dân, đe dọa đến sự phát triển bền vững của tỉnh.Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 12/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp phòng, chống, kiểm soát ma túy và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đối với công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn mua túy được nâng lên; nhiều tổ chức, đường dây, tụ điểm mua bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được triệt xóa và điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, lành mạnh cho sự phát triển của tỉnh. Tính hình trên có nguyên nhân khách quan do áp lực gia tăng của tội nhạm ma tuy trong khu vực và trên thế giới. Song chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, chưa sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy. Công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong đoàn viên, thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên ở các nhà trường còn hình thức, chưa thực sự thiết thực, hiệu quả. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong quản lý, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống, kiến thức phòng ngừa tệ nạn ma túy chothanh thiếu niên, học sinh, sinh viên còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa rõ trách nhiệm, kém hiệu quả. Để khắc phục hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; đặc biệt trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, nhanh chóng đẩy lùi tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, tạo môi trường lành mạnh cho thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt các nội dụng sau: 1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, trước hết là người đứng đầu cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII), Luật Phòng, chống ma túy và Kế hoạch số 173-KH/TU ngày 21/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị; phải xác định công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, trước hết đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài; phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, sự quản lý thống nhất của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân; trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình ma tuý, nhất là tội phạm, tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tại địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học phụ trách. Từng cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong phòng, chống ma tuý; có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người thân trong gia đình và Nhân dân nơi cư trú thực hiện tốt các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma tuý. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, cảnh báo toàn xã hội, nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên về tác hại, hiểm hoạ của ma tuý; tăng cường tuyên truyền cá biệt đối với các nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có nguy cơ cao phạm tội và tham gia tệ nạn ma túy; tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tại địa bàn cơ sở và các nhà trường; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia phòng, chống ma tuý. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơquan thông tin, truyền thông đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống ma túy; thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương, quy định, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma túy phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, chú trọng sử dụng các biện pháp tuyên truyền trên mạng xã hội, nền tảng di dộng... 3. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường... trong việc đấu tranh, ngăn chặn từ xa việc thẩm lậu nguồn ma tuý vào địa bàn tỉnh; thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, triệt xoá các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, các điểm, tụ điểm phức tạp về ma tuý, nhất là trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn khảo sát, đánh giá thực trạng ma túy trong trường học để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả; tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ đoàn, hội, đội trong nhà trường; xây dựng và triển khai bộ tài liệu về kỹ năng phòng, chống ma túy trong phụ huynh, học sinh để nâng cao nhận thức, ý thức và kỹ năng phòng tránh; kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Nâng cao vai trò, phát huy tính chủ động, xung kích của Đoàn Thanh niên các cấp và các nhà trường trong việc phối hợp với gia đình, cộng đồng xã hội để giáo dục đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên không phạm tội và không tham gia tệ nạn ma tuý. 4. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm và kiểm soát ma túy; tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, các lực lượng chuyên trách làm công tác phòng, chống ma tuý từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm đủ khả năng, điều kiện để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, đấu tranh tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và ưu tiên đầu tư nguồn lực, trang thiết bị cho công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đầu tư trang thiết bị chuyên dụng, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại để đấu tranh có hiệu quả với các phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực, nhất là sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nguồn lực cho công tác phòng, chống ma tuý. Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Tỉnh đoàn và Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa ma tuý cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường; lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chương trình vàhoạt động giáo dục của các cấp học để học sinh, sinh viên tự nhận biết, tránh xa tệ nạn ma túy; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", các mô hình Cổng trường an toàn", "Nhà trường không tệ nạn xã hội", "Hòm thư cứu bạn"... tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và thân thiện; chủ động, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa gia đình - nhà trường - đoàn thể - cộng đồng xã hội trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn mà tuy đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường rà soát, phát hiện, thống kê người nghiện ma tuý, người sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn, nhất là đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên để có biện pháp quản lý, giáo dục và cai nghiện phù hợp, không để phát sinh tội phạm và tệ nạn ma túy; chú trọng xã hội hoá công tác cai nghiện và tạo việc làm cho thanh niên sau cai nghiện. 5. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an xây dựng, triển khai và nhân rộng các phong trào, mô hình thiết thực, hiệu quả về đấu tranh, ngăn ngừa tệ nạn ma tuý trong cộng đồng, trong thanh thiêu niên, học sinh, sinh viên, như: phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", phong trào Khu dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội", Tháng hành động phòng, chống ma túy"...; nắm chắc diễn biến tâm lý để giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những thanh thiếu niên sau cai nghiện có ý thức vươn lên, tái hoà nhập cộng đồng; vận động và kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội giúp đỡ, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên sau cai nghiện ổn định cuộc sống; kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến nhằm tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phong trào đấu tranh, ngăn chặn, phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. 6. Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện. Chi thị này được phổ biến đến chi bộ và tuyên truyền sâu rộng trong các trường học, trong các tầng lớp Nhân dân. Theo Tỉnh ủy Thanh Hóa
|