Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169372

Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) - mốc son lịch sử chói lọi của quân và dân Hà Nội

Ngày 07/10/2024 00:00:00

Cách đây 70 năm (10/10/1954 - 10/10/2024), thủ đô Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng, sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Thủ đô ta hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; nhân dân lao động vĩnh viễn xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi đi vào xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố.

giai-phong-thu-do120221010105540.jpg

Theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.Ủy ban quân chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành phố.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong đêm 19/12/1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng vào các vị trí đóng quân của thực dân Pháp trong Thành phố, chính thức mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ độc lập, tự do của quân và dân ta trên phạm vi cả nước. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sau 60 ngày đêm chiến đấu ngoan cường trong lòng Thủ đô Hà Nội, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chỉ huy Chiến khu XI và được sự chi viện, tiếp tế của quân và dân ngoại thành, lực lượng vũ trang Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chặn đứng ý định của thực dân Pháp đánh chiếm và làm chủ Thành phố trong vòng 24 giờ, bước đầu đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng.

Đêm 17/12/1947, Trung đoàn Thủ đô đã tổ chức cuộc rút lui an toàn qua sông Hồng, sông Đuống trước sự bao vây gắt gao của địch, bảo toàn lực lượng để tiếp tục chiến đấu lâu dài. Tính từ thời điểm này, Thủ đô bị thực dân Pháp chiếm đóng, song quân và dân Hà Nội (những người ở lại) đã kiên cường bám trụ, tiến hành chiến tranh nhân dân trên toàn địa bàn Thành phố. Mặc dù, tương quan lực lượng hoàn toàn bất lợi cho ta, có lợi cho địch, nhưng với sự kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc “Lấy ít thắng nhiều, lấy yếu chống mạnh” của cha ông với niềm tin tất thắng vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, người Hà Nội đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh nuôi giấu cán bộ kháng chiến, phát triển lực lượng tự vệ ở nội thành, du kích ở ngoại thành, tiến hành tổng phá tề, trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ làm tay sai cho địch... Thấu triệt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hà Nội là quả tim quân sự, chính trị và kinh tế của địch. Du kích Thủ đô và Vệ Quốc quân cần phải thường khuấy rối quả tim của địch cho đến ngày tổng phản công”, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo quân và dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng cơ sở đảng, xây dựng lực lượng kháng chiến sâu rộng khắp cả trong nội và ngoại thành; từng bước củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, sẵn sàng phối hợp với chiến trường toàn quốc Tổng phản công quân địch.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, quân và dân Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh kết hợp đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự,… nhằm đánh địch ở ngay hậu cứ - nơi được xem là an toàn nhất của chúng. Các phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị, nhất là việc chống bắt lính đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi và trong mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội. Không dừng lại ở đó, để phối hợp với tiền tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, biệt động ta đã tổ chức tập kích sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay, đốt một kho xăng, diệt 16 tên địch. Cuối tháng 4/1954, giữa lúc Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp đang bị vây hãm nguy ngập, lực lượng trông, giữ kho quân nhu của địch được giác ngộ cách mạng ở trong Thành phố đã bí mật phá kho dù - một phương tiện duy nhất để tiếp tế bằng máy bay cho quân địch ở Điện Biên Phủ,...

Tin chiến thắng từ Điện Biên Phủ liên tiếp được báo về là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với quân và dân Thủ đô, tuy nhiên, đó chưa phải là thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Đảng bộ Hà Nội chủ trương: tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân, gắn liền phong trào đấu tranh đòi hòa bình với phong trào bảo vệ quyền lợi thiết thân của quần chúng. Thực hiện Chỉ thị vận động nhân dân trong vùng tạm chiếm đấu tranh mạnh mẽ chống chiến tranh xâm lược, ủng hộ lập trường của Phái đoàn ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quân và dân Hà Nội đã phát động phong trào đòi hòa bình, đòi Chính phủ Pháp phải thành thật thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc, đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng thời gian này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã dựa vào dân, chủ trương lãnh đạo nhân dân Thủ đô đoàn kết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, bảo vệ Thành phố, bảo vệ xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức, chống địch phá hoại; đồng thời, đẩy mạnh phát triển lực lượng cách mạng trong Thành phố, phối hợp với các lực lượng từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô.

giai-phong-thu-do220221010105545.jpg

Trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân Hà Nội, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi Thành phố đúng thời hạn. Ngày 8/10/1954, Ban Tiếp nhận Quân sự của ta triển khai ở 6 khu vực nội thành và huyện Gia Lâm, tiếp nhận bàn giao cơ quan và các vị trí quân sự. Bộ đội ta tiến vào Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân và bố trí canh gác cùng lính Pháp ở những vị trí cần thiết. Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình. Trên các đường phố, cờ đỏ sao vàng, cổng chào và khẩu hiệu xuất hiện, hoan nghênh bộ đội và chính quyền cách mạng trở về Thủ đô. Địch rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó.

Bộ Tư lệnh đã ra lệnh cho các đơn vị vào tiếp quản Hà Nội phải triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật của Chính phủ đề ra, phải luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại. Sư đoàn Quân Tiên phong đã được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội.

Theo kế hoạch đã định, sáng 8/10/1954 các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16 giờ 30 thì tiến đến đường đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân.

6 giờ sáng ngày 9/10/1954, bộ đội ta theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó tỏa đi các nơi.

Lần lượt bộ đội tiếp thu nhà Ga, phủ Toàn quyền, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, phủ Thống sứ. 16 giờ, quân đội Liên hiệp Pháp rời khỏi thành phố, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở, đã đấu tranh quyết liệt với địch, bảo vệ gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị, hồ sơ, nguyên vật liệu; đồng thời đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư vào Nam. Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao ở Phù Lỗ cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố cho ta theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơnevơ.

Đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên; quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới,... chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội.

Hai mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ của những người đã gần 9 năm bị kìm nén dưới gót sắt của giặc nay được giải phóng, đã đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 15 giờ chiều cùng ngày, hàng vạn nhân dân trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính... Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước đều họp mít tinh, liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu về chiến thắng vang dội của chúng ta.

Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) - mốc son lịch sử chói lọi của quân và dân Hà Nội

Đăng lúc: 07/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Cách đây 70 năm (10/10/1954 - 10/10/2024), thủ đô Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng, sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Thủ đô ta hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; nhân dân lao động vĩnh viễn xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi đi vào xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố.

giai-phong-thu-do120221010105540.jpg

Theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.Ủy ban quân chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành phố.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong đêm 19/12/1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng vào các vị trí đóng quân của thực dân Pháp trong Thành phố, chính thức mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ độc lập, tự do của quân và dân ta trên phạm vi cả nước. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sau 60 ngày đêm chiến đấu ngoan cường trong lòng Thủ đô Hà Nội, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chỉ huy Chiến khu XI và được sự chi viện, tiếp tế của quân và dân ngoại thành, lực lượng vũ trang Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chặn đứng ý định của thực dân Pháp đánh chiếm và làm chủ Thành phố trong vòng 24 giờ, bước đầu đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng.

Đêm 17/12/1947, Trung đoàn Thủ đô đã tổ chức cuộc rút lui an toàn qua sông Hồng, sông Đuống trước sự bao vây gắt gao của địch, bảo toàn lực lượng để tiếp tục chiến đấu lâu dài. Tính từ thời điểm này, Thủ đô bị thực dân Pháp chiếm đóng, song quân và dân Hà Nội (những người ở lại) đã kiên cường bám trụ, tiến hành chiến tranh nhân dân trên toàn địa bàn Thành phố. Mặc dù, tương quan lực lượng hoàn toàn bất lợi cho ta, có lợi cho địch, nhưng với sự kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc “Lấy ít thắng nhiều, lấy yếu chống mạnh” của cha ông với niềm tin tất thắng vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, người Hà Nội đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh nuôi giấu cán bộ kháng chiến, phát triển lực lượng tự vệ ở nội thành, du kích ở ngoại thành, tiến hành tổng phá tề, trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ làm tay sai cho địch... Thấu triệt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hà Nội là quả tim quân sự, chính trị và kinh tế của địch. Du kích Thủ đô và Vệ Quốc quân cần phải thường khuấy rối quả tim của địch cho đến ngày tổng phản công”, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo quân và dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng cơ sở đảng, xây dựng lực lượng kháng chiến sâu rộng khắp cả trong nội và ngoại thành; từng bước củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, sẵn sàng phối hợp với chiến trường toàn quốc Tổng phản công quân địch.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, quân và dân Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh kết hợp đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự,… nhằm đánh địch ở ngay hậu cứ - nơi được xem là an toàn nhất của chúng. Các phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị, nhất là việc chống bắt lính đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi và trong mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội. Không dừng lại ở đó, để phối hợp với tiền tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, biệt động ta đã tổ chức tập kích sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay, đốt một kho xăng, diệt 16 tên địch. Cuối tháng 4/1954, giữa lúc Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp đang bị vây hãm nguy ngập, lực lượng trông, giữ kho quân nhu của địch được giác ngộ cách mạng ở trong Thành phố đã bí mật phá kho dù - một phương tiện duy nhất để tiếp tế bằng máy bay cho quân địch ở Điện Biên Phủ,...

Tin chiến thắng từ Điện Biên Phủ liên tiếp được báo về là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với quân và dân Thủ đô, tuy nhiên, đó chưa phải là thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Đảng bộ Hà Nội chủ trương: tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân, gắn liền phong trào đấu tranh đòi hòa bình với phong trào bảo vệ quyền lợi thiết thân của quần chúng. Thực hiện Chỉ thị vận động nhân dân trong vùng tạm chiếm đấu tranh mạnh mẽ chống chiến tranh xâm lược, ủng hộ lập trường của Phái đoàn ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quân và dân Hà Nội đã phát động phong trào đòi hòa bình, đòi Chính phủ Pháp phải thành thật thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc, đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng thời gian này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã dựa vào dân, chủ trương lãnh đạo nhân dân Thủ đô đoàn kết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, bảo vệ Thành phố, bảo vệ xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức, chống địch phá hoại; đồng thời, đẩy mạnh phát triển lực lượng cách mạng trong Thành phố, phối hợp với các lực lượng từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô.

giai-phong-thu-do220221010105545.jpg

Trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân Hà Nội, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi Thành phố đúng thời hạn. Ngày 8/10/1954, Ban Tiếp nhận Quân sự của ta triển khai ở 6 khu vực nội thành và huyện Gia Lâm, tiếp nhận bàn giao cơ quan và các vị trí quân sự. Bộ đội ta tiến vào Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân và bố trí canh gác cùng lính Pháp ở những vị trí cần thiết. Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình. Trên các đường phố, cờ đỏ sao vàng, cổng chào và khẩu hiệu xuất hiện, hoan nghênh bộ đội và chính quyền cách mạng trở về Thủ đô. Địch rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó.

Bộ Tư lệnh đã ra lệnh cho các đơn vị vào tiếp quản Hà Nội phải triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật của Chính phủ đề ra, phải luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại. Sư đoàn Quân Tiên phong đã được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội.

Theo kế hoạch đã định, sáng 8/10/1954 các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16 giờ 30 thì tiến đến đường đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân.

6 giờ sáng ngày 9/10/1954, bộ đội ta theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó tỏa đi các nơi.

Lần lượt bộ đội tiếp thu nhà Ga, phủ Toàn quyền, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, phủ Thống sứ. 16 giờ, quân đội Liên hiệp Pháp rời khỏi thành phố, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở, đã đấu tranh quyết liệt với địch, bảo vệ gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị, hồ sơ, nguyên vật liệu; đồng thời đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư vào Nam. Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao ở Phù Lỗ cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố cho ta theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơnevơ.

Đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên; quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới,... chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội.

Hai mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ của những người đã gần 9 năm bị kìm nén dưới gót sắt của giặc nay được giải phóng, đã đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 15 giờ chiều cùng ngày, hàng vạn nhân dân trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính... Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước đều họp mít tinh, liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu về chiến thắng vang dội của chúng ta.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)