Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169372

CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 53 (NĂM 2024)

Ngày 25/01/2024 00:00:00

Đường linh mở nội dung kế hoạch cuộc thi tại đâyKH-LN-_01_2024.pdf

TRAO ĐỔI CỦA BAN GIÁM KHẢO VỀ CHỦ ĐỀ

CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 53 (NĂM 2024)

HÀNH TRÌNH 150 NĂM UPU

TRONG MỘT THẾ GIỚI THAY ĐỔI

Chủ đề: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để nói về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”

Tiếng Anh: “At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit”

Chủ đề cuộc thi gắn kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) trong năm 2024 (1874 - 2024).

Được tổ chức thường niên, Viết thư Quốc tế UPU đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc thi và trở thành một hoạt động thu hút sự tham gia đông đảo của các em học sinh cả nước.

Nhằm giúp các em tham gia cuộc thi viết được những bức thư hay và đúng thể lệ, Ban Giám khảo cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 (năm 2024) trao đổi cùng các em về kỹ thuật thể hiện một bức thư và về chủ đề cuộc thi năm nay.

I. KỸ THUẬT VIẾT MỘT BỨC THƯ ĐÚNG THỂ LỆ

Để có một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU đúng quy định, việc đầu tiên, các em hãy đọc kỹ Thể lệ của cuộc thi. Thể lệ là văn bản được Ban tổ chức cuộc thi tại Việt Nam công bố chính thức đến các đơn vị phối hợp gồm: Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Từ đó, Thể lệ của cuộc thi được chuyển đển các nhà trường và các em học sinh.

Ban giám khảo lưu ý các em một số điểm quan trọng như sau:

- Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và phải theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

- Các em không viết bức thư dài quá 800 từ, luôn ghi đầy đủ địa chỉ của mình trên góc trên cùng bên trái của bức thư và lưu ý không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong phần nội dung bức thư.

- Trước khi gửi đi, bức thư phải được cho vào phong bì, dán tem bưu chính và ghi số hiệu 11611 ngoài phong bì. Đó là mã Bưu chính của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, nơi nhận những bức thư của các em.

- Em hãy viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều hình ảnh sinh động, hoặc cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc.

Bên cạnh Thể lệ, Ban Tổ chức cuộc thi chuẩn bị cho các em bộ Các câu hỏi thường gặp về cuộc thi. Các câu hỏi thường gặp này được đăng tải trên các kênh thông tin chính thức của cuộc thi và trên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, các em tìm đọc nhé!

Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất. Những bài đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu mà còn bởi những cảm xúc chân thành được người viết thể hiện.

II. VỀ CHỦ ĐỀ CỦA CUỘC THI NĂM NAY

Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn của thời đại.

Chủ đề năm nay chứa nhiều dữ liệu mà các em cần quan tâm tìm hiểu: 150 năm hành trình bền bỉ và tận tụy của ngành Bưu chính phục vụ 8 thế hệ người dân đồng hành cùng những đổi thay của thế giới trong quãng thời gian một thế kỷ rưỡi và những câu chuyện về thế giới của chúng ta hôm nay, cũng là di sản dành cho thế hệ tương lai sau này. Sau khi tìm kiếm đủ các dữ kiện liên quan đến chủ đề, một người viết thư giỏi cần tìm ra các ý tưởng để kết nối chúng lại một cách sáng tạo, tìm ra cách viết bức thư sao cho thật giàu cảm xúc và đầy sức thuyết phục.

Có thể em sẽ tự đặt câu hỏi, phải chăng chủ đề cuộc thi năm nay gắn với sự kiện kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) trong năm 2024 (1874 - 2024), nên sẽ chỉ tập trung nói về lịch sử hay vai trò của ngành Bưu chính trong việc phục vụ thế giới của chúng ta. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Trong lịch sử của cuộc thi, có những năm đã có những chủ đề riêng về ngành Bưu chính, ví dụ, “Tôi viết thư cho một người bạn để nói về bưu chính đối với tôi có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày” (Chủ đề UPU 28 - 1999); “Tôi viết thư kể cho bạn: Dịch vụ bưu chính đã giúp tôi nối liền với thế giới như thế nào?” (Chủ đề UPU 35 - 2006). Mục đích của người ra đề là mong muốn các em thêm hiểu biết về tổ chức UPU và tôn vinh sứ mệnh phục vụ người dân và sự gắn kết đầy giá trị của Liên minh Bưu chính Thế giới với sự phát triển của nhân loại. Tại Việt Nam, ngành Bưu chính đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bưu chính không chỉ giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gửi và nhận thư từ, tài liệu, hàng hóa và thông tin một cách nhanh cho và hiệu quả, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đó là lý do chúng ta không bao giờ quên vai trò của Bưu chính, người đồng hành thầm lặng, người chứng kiến những đổi thay, người kết nối thế giới.

Vậy trong bức thư năm nay, chúng ta cần tập trung làm nổi bật nội dung nào nhất? Chủ đề năm nay khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình về thế giới chúng ta đang sống trước những thách thức toàn và đề xuất các giải pháp để thay đổi. Cốt lõi của điều này nằm trong mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, một chương trình tốt đẹp với mục đích thắt chặt sự kết nối giữa các thế hệ và đảm bảo cho một hành tinh đáng sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chương trình này được tất cả các quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc thông qua vào năm 2015. Nội dung quan trọng nhất của Chương trình Nghị sự 2030 là danh sách 17 mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), kêu gọi tất cả các quốc gia cùng chung tay hành động và tăng cường hợp tác hướng đến cột mốc 2030. Các mục tiêu Phát triển Bền vững có tính phổ quát và bao trùm, không chỉ tập trung xóa đói giảm nghèo mà còn hướng đến việc cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao sự bình đẳng xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, hành động vì khí hậu và bảo tồn rừng biển…

Nhìn lại lịch sử các chủ đề của cuộc thi trong nhiều năm qua, có thể thấy đây là nội dung được UPU rất quan tâm: “Tôi viết lá thư này cho bạn để trao đổi làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn” (Chủ đề UPU 32 – 2003); “Hãy viết một bức thư nói về thế giới mà bạn muốn được lớn lên trong đó» (Chủ đề UPU 44 – 2015); “Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng thư ký mới của Liên hợp quốc. Điều gì bạn tư vấn cho ông ấy trước tiên và cách giải quyết vấn đề ấy như thế nào?” (Chủ đề UPU 46 – 2017); “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống." (Chủ đề UPU 49 – 2020).

(Tìm hiểu về các mục tiêu Phát triển Bền vững tại link https://www.undp.org/vi/vietnam/undp-tai-viet-nam)

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh SDG gần đây nhất, Tổng Thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới cần phải cùng nhau thực hiện kế hoạch toàn cầu một cách mạnh mẽ hơn để thực hiện Chương trình Các mục tiêu Phát triển Bền vững đúng tiến độ, “bởi đó không đơn thuần là một bản danh sách mà còn chứa nhiều hy vọng, hoài bão và kỳ vọng của người dân trên toàn thế giới về tương lai của nhân loại”. Các nhà lãnh đạo các quốc gia, người dân và đặc biệt là giới trẻ chúng ta, đang đứng trước nhiều thách thức và mang những trách nhiệm lớn lao với tương lai. Vì vậy, bức thư của em cũng chính là một lời hứa, một trọng trách gìn giữ thế giới của chúng ta như một di sản tốt đẹp dành lại cho thể hệ sau.

Ban Giám khảo cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU hy vọng năm 2024 sẽ nhận được những lá thư hay, độc đáo và “sáng tạo không giới hạn” của các em.

BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

QUA CÁC CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU

I. Những câu hỏi chung về cuộc thi và cách thức gửi bức thư dự thi.

1. Hỏi: Việc tham gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU có bắt buộc không ạ?

Trả lời: Thể lệ cuộc thi ghi rõ, không bắt buộc 100% học sinh tham gia cuộc thi.

2. Hỏi: Thời hạn của bức thi dự thi được tính từ ngày gửi thư, có đóng dấu bưu điện hay được tính ở thời gian đến tay Ban Tổ chức ạ?

Trả lời: Thời hạn bức thư UPU được tính theo ngày bạn gửi thư, có dấu nhật ấn của Bưu điện Việt Nam chứ không tính theo ngày Ban Tổ chức nhận thư.

3. Hỏi: Viết bức thư UPU có được đánh máy hoặc photocopy không?

Trả lời: Ban Tổ chức chỉ nhận bức thư viết tay. Những bức thư đánh máy hoặc photocopy là không hợp lệ.

4. Hỏi: Nếu có cùng một lúc mấy ý tưởng đều hay, một người có thể tham dự bằng mấy bức thư khác nhau hay không?

Trả lời: Khi tập trung cho một ý tưởng độc đáo, dành tâm huyết để hoàn thành một bức thư giàu cảm xúc, giàu tư duy sáng tạo, bức thư ấy sẽ chinh phục hơn là bạn nộp mấy bức thư có ý tưởng thú vị nhưng nội dung chưa được đầu tư trọn vẹn để chạm đến trái tim của người đọc.

5. Hỏi: Trong Thể lệ quy định, Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU dành cho học sinh từ 9 đến 15 tuổi. Chúng em là học sinh lớp 10, làm thế nào để có cách tính chính xác ạ?

Trả lời: Việc tính tuổi của bạn sẽ được tính theo thời điểm bạn gửi bức thư dự thi (có dấu nhật ấn của Bưu điện Việt Nam). Nghĩa là, căn cứ vào ngày tháng năm sinh của bạn, thời điểm bạn gửi bức thư trước ngày sinh nhật bước sang tuổi 16 của bạn sẽ là hợp lệ.

II. Những câu hỏi về cách thức trình bày một bức thư dự thi

1. Hỏi: Thể lệ Cuộc thi yêu cầu thí sinh dự thi phải ghi đầy đủ tên, tuổi, địa chỉ ở lề trái, phía bên trên bức thư. Song lại không cho phép được ghi tên, trường lớp, địa chỉ trong nội dung bức thư. Hai nội dunng này khác nhau như thế nào?

Trả lời: Phần ghi tên và địa chỉ đầy đủ ở phía trên, bên lề trái trang thư đầu tiên là yêu cầu bắt buộc. Khi chấm bức thư của bạn, Ban Tổ chức sẽ che phách phần thông tin này để việc chấm thi đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Còn trong nội dung bức thư yêu cầu bạn không xưng tên, tuổi, địa chỉ là để đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh.

2. Hỏi: Khi viết bức thư UPU sang tờ giấy thứ hai thì mình có cần cách ra để giám khảo cắt phách không ạ?

Trả lời: Ban Tổ chức dán phách chứ không cắt nên bạn không cần phải để cách ở trang thứ hai và những trang tiếp theo.

3. Hỏi: Có thể viết bức thư dự thi vào giấy A4 hay giấy kiểm tra, giấy tập, giấy sổ? Giấy A4 có được kẻ ngang để dễ viết không?

Trả lời: Nên viết trên giấy khổ A4, có dòng kẻ để trình bày bức thư ngay ngắn. Bạn cũng có thể viết trên giấy vở, giấy tập khổ A4 để bức thư sáng sủa, dễ đọc. Lưu ý chỉ viết trên một mặt của tờ giấy.

4. Hỏi: Viết bức thư UPU chỉ được viết trên một mặt giấy nghĩa là viết trên mặt đầu tiên rồi bỏ mặt thứ hai và những trang tiếp theo cũng thế? Tại sao lại chỉ được viết trên một mặt giấy?

Trả lời: Ban Tổ chức yêu cầu các em viết trên một mặt giấy để đảm bảo giữ được trọn vẹn nội dung bức thư. Khi viết trên 2 mặt giấy, nếu bút đậm, chữ ở mặt sau có thể bị hằn, bị loang lên mặt trước làm bức thư bị nhòe hoặc khó đọc.

5. Hỏi: Viết bức thư UPU có thể dùng 2 đến 3, hoặc 4 tờ giấy được không?

Trả lời: Ban Tổ chức chỉ giới hạn số chữ, không giới hạn trong mấy tờ giấy. Bạn chỉ cần viết sạch đẹp và đúng thể thức bức thư của mình.

6. Hỏi: Trong trường hợp viết bức thư hết 3 đến 4 trang giấy, có cần dập ghim các trang bức thư hay không?

Trả lời: Bạn cần ghim trang thư lại và đánh số thứ tự để không bị nhầm lẫn nhé!

7. Hỏi: Có được viết trên giấy màu, trang trí các bức thư UPU và đóng quyển thật đẹp không? Có thể viết thư trên giấy luyện chữ bán sẵn được không?

Trả lời: Chỉ nên viết sạch, đẹp, đầy đủ nội dung của bức thư theo đúng Thể lệ cuộc thi trên giấy trắng. Ban Tổ chức không khuyến khích các em viết trên các tờ giấy in mẫu không phù hợp với cuộc thi.

- Nếu viết trên giấy màu và trang trí nhiều hình ảnh rối mắt, thư vào vòng chung khảo được photocopy để các giám khảo chấm, giấy màu bị đen, chữ sẽ mờ và khó đọc.

- Không đóng quyển bức thư UPU vì các bức thư vào vòng Chung khảo, sẽ được tháo rời từng trang, photocopy thành nhiều bản cho nhiều giám khảo cùng chấm.

8. Hỏi: Bức thư dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU nếu viết xuống đoạn mà không lùi đầu dòng thì có bị loại không ạ?

Trả lời: Khi viết xuống đoạn luôn phải lùi dòng, đó là nguyên tắc khi trình bày văn bản. Bức thư dự thi viết xuống đoạn không lùi vào đầu dòng là phạm quy.

9. Hỏi: Khi viết bức thư UPU mà gạch xóa nhiều thì bài thi có bị loại không?

Trả lời: Ban Tổ chức quy định, bức thư gạch xóa từ 5 lỗi trở lên sẽ bị loại.

10: Hỏi: Trong 1 bức thư, số lỗi chính tả trong phạm vi là bao nhiêu để không bị trừ điểm?

Trả lời: Trong bức thư dự thi, từ 5 lỗi chính tả trở lên sẽ bị loại.

11. Hỏi: Viết bức thư UPU có dùng bút tẩy, bút bi đỏ để viết được không?

Đáp: Bạn nên dùng bút mực xanh hoặc mực tím viết cho đẹp, không dùng bút bi đỏ, bút tẩy để viết.

13. Hỏi: Viết bức thư UPU như thế nào là quá ngắn? Viết khoảng 100 từ đến 200 từ có sao không ạ?

Trả lời: Theo bạn, bức thư khảong 100 từ đến 200 từ liệu có chuyển tải đủ nội dung mà đề tài yêu cầu không?

14. Hỏi: Trong bức thư UPU nên viết số như thế nào, viết thẳng con số hay số phải viết ra thành từng chữ?

Trả lời: Những con số cụ thể thì được viết bằng con số bạn nhé!

15. Hỏi: Cuối bức thư mình có được để lại tên hoặc chữ ký không ạ?

Trả lời: Bạn có thể ký tên thật hoặc ký tên nhân vật mà bạn hoá thân hoặc đóng vai trong bức thư của mình.

16. Hỏi: Khi viết thư UPU có thể gửi cho người không có thật, người đã mất được không và khi trình bày bài có phải trình bày rõ điều đó không?

Trả lời: Bức thư tham dự Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU là bức thư văn học nên bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng viết thư gửi cho ai đó (người thật hoặc không có thật, người sống hoặc người đã mất) đều được. Quan trọng là cách bạn thuyết phục người đọc một cách hợp lý, logic và không bị lạc đề.

17. Hỏi: Bức thư UPU là bài dự thi cuộc thi Viết thư quốc tế, nếu người Việt Nam viết thì có cần bản dịch sang tiếng Anh không ạ?

Trả lời: Các bức thư tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU của Việt Nam được viết bằng tiếng Việt. Chỉ bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam mới được dịch sang tiếng Anh/hoặc tiếng Pháp để tham dự quốc tế. Các bạn tìm hiểu thêm thông tin này tại Thể lệ cuộc thi.

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI


CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 53 (NĂM 2024)

Đăng lúc: 25/01/2024 00:00:00 (GMT+7)

Đường linh mở nội dung kế hoạch cuộc thi tại đâyKH-LN-_01_2024.pdf

TRAO ĐỔI CỦA BAN GIÁM KHẢO VỀ CHỦ ĐỀ

CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 53 (NĂM 2024)

HÀNH TRÌNH 150 NĂM UPU

TRONG MỘT THẾ GIỚI THAY ĐỔI

Chủ đề: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để nói về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”

Tiếng Anh: “At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit”

Chủ đề cuộc thi gắn kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) trong năm 2024 (1874 - 2024).

Được tổ chức thường niên, Viết thư Quốc tế UPU đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc thi và trở thành một hoạt động thu hút sự tham gia đông đảo của các em học sinh cả nước.

Nhằm giúp các em tham gia cuộc thi viết được những bức thư hay và đúng thể lệ, Ban Giám khảo cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 (năm 2024) trao đổi cùng các em về kỹ thuật thể hiện một bức thư và về chủ đề cuộc thi năm nay.

I. KỸ THUẬT VIẾT MỘT BỨC THƯ ĐÚNG THỂ LỆ

Để có một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU đúng quy định, việc đầu tiên, các em hãy đọc kỹ Thể lệ của cuộc thi. Thể lệ là văn bản được Ban tổ chức cuộc thi tại Việt Nam công bố chính thức đến các đơn vị phối hợp gồm: Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Từ đó, Thể lệ của cuộc thi được chuyển đển các nhà trường và các em học sinh.

Ban giám khảo lưu ý các em một số điểm quan trọng như sau:

- Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và phải theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

- Các em không viết bức thư dài quá 800 từ, luôn ghi đầy đủ địa chỉ của mình trên góc trên cùng bên trái của bức thư và lưu ý không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong phần nội dung bức thư.

- Trước khi gửi đi, bức thư phải được cho vào phong bì, dán tem bưu chính và ghi số hiệu 11611 ngoài phong bì. Đó là mã Bưu chính của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, nơi nhận những bức thư của các em.

- Em hãy viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều hình ảnh sinh động, hoặc cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc.

Bên cạnh Thể lệ, Ban Tổ chức cuộc thi chuẩn bị cho các em bộ Các câu hỏi thường gặp về cuộc thi. Các câu hỏi thường gặp này được đăng tải trên các kênh thông tin chính thức của cuộc thi và trên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, các em tìm đọc nhé!

Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất. Những bài đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu mà còn bởi những cảm xúc chân thành được người viết thể hiện.

II. VỀ CHỦ ĐỀ CỦA CUỘC THI NĂM NAY

Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn của thời đại.

Chủ đề năm nay chứa nhiều dữ liệu mà các em cần quan tâm tìm hiểu: 150 năm hành trình bền bỉ và tận tụy của ngành Bưu chính phục vụ 8 thế hệ người dân đồng hành cùng những đổi thay của thế giới trong quãng thời gian một thế kỷ rưỡi và những câu chuyện về thế giới của chúng ta hôm nay, cũng là di sản dành cho thế hệ tương lai sau này. Sau khi tìm kiếm đủ các dữ kiện liên quan đến chủ đề, một người viết thư giỏi cần tìm ra các ý tưởng để kết nối chúng lại một cách sáng tạo, tìm ra cách viết bức thư sao cho thật giàu cảm xúc và đầy sức thuyết phục.

Có thể em sẽ tự đặt câu hỏi, phải chăng chủ đề cuộc thi năm nay gắn với sự kiện kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) trong năm 2024 (1874 - 2024), nên sẽ chỉ tập trung nói về lịch sử hay vai trò của ngành Bưu chính trong việc phục vụ thế giới của chúng ta. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Trong lịch sử của cuộc thi, có những năm đã có những chủ đề riêng về ngành Bưu chính, ví dụ, “Tôi viết thư cho một người bạn để nói về bưu chính đối với tôi có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày” (Chủ đề UPU 28 - 1999); “Tôi viết thư kể cho bạn: Dịch vụ bưu chính đã giúp tôi nối liền với thế giới như thế nào?” (Chủ đề UPU 35 - 2006). Mục đích của người ra đề là mong muốn các em thêm hiểu biết về tổ chức UPU và tôn vinh sứ mệnh phục vụ người dân và sự gắn kết đầy giá trị của Liên minh Bưu chính Thế giới với sự phát triển của nhân loại. Tại Việt Nam, ngành Bưu chính đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bưu chính không chỉ giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gửi và nhận thư từ, tài liệu, hàng hóa và thông tin một cách nhanh cho và hiệu quả, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đó là lý do chúng ta không bao giờ quên vai trò của Bưu chính, người đồng hành thầm lặng, người chứng kiến những đổi thay, người kết nối thế giới.

Vậy trong bức thư năm nay, chúng ta cần tập trung làm nổi bật nội dung nào nhất? Chủ đề năm nay khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình về thế giới chúng ta đang sống trước những thách thức toàn và đề xuất các giải pháp để thay đổi. Cốt lõi của điều này nằm trong mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, một chương trình tốt đẹp với mục đích thắt chặt sự kết nối giữa các thế hệ và đảm bảo cho một hành tinh đáng sống trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chương trình này được tất cả các quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc thông qua vào năm 2015. Nội dung quan trọng nhất của Chương trình Nghị sự 2030 là danh sách 17 mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), kêu gọi tất cả các quốc gia cùng chung tay hành động và tăng cường hợp tác hướng đến cột mốc 2030. Các mục tiêu Phát triển Bền vững có tính phổ quát và bao trùm, không chỉ tập trung xóa đói giảm nghèo mà còn hướng đến việc cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao sự bình đẳng xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, hành động vì khí hậu và bảo tồn rừng biển…

Nhìn lại lịch sử các chủ đề của cuộc thi trong nhiều năm qua, có thể thấy đây là nội dung được UPU rất quan tâm: “Tôi viết lá thư này cho bạn để trao đổi làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn” (Chủ đề UPU 32 – 2003); “Hãy viết một bức thư nói về thế giới mà bạn muốn được lớn lên trong đó» (Chủ đề UPU 44 – 2015); “Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng thư ký mới của Liên hợp quốc. Điều gì bạn tư vấn cho ông ấy trước tiên và cách giải quyết vấn đề ấy như thế nào?” (Chủ đề UPU 46 – 2017); “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống." (Chủ đề UPU 49 – 2020).

(Tìm hiểu về các mục tiêu Phát triển Bền vững tại link https://www.undp.org/vi/vietnam/undp-tai-viet-nam)

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh SDG gần đây nhất, Tổng Thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới cần phải cùng nhau thực hiện kế hoạch toàn cầu một cách mạnh mẽ hơn để thực hiện Chương trình Các mục tiêu Phát triển Bền vững đúng tiến độ, “bởi đó không đơn thuần là một bản danh sách mà còn chứa nhiều hy vọng, hoài bão và kỳ vọng của người dân trên toàn thế giới về tương lai của nhân loại”. Các nhà lãnh đạo các quốc gia, người dân và đặc biệt là giới trẻ chúng ta, đang đứng trước nhiều thách thức và mang những trách nhiệm lớn lao với tương lai. Vì vậy, bức thư của em cũng chính là một lời hứa, một trọng trách gìn giữ thế giới của chúng ta như một di sản tốt đẹp dành lại cho thể hệ sau.

Ban Giám khảo cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU hy vọng năm 2024 sẽ nhận được những lá thư hay, độc đáo và “sáng tạo không giới hạn” của các em.

BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

QUA CÁC CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU

I. Những câu hỏi chung về cuộc thi và cách thức gửi bức thư dự thi.

1. Hỏi: Việc tham gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU có bắt buộc không ạ?

Trả lời: Thể lệ cuộc thi ghi rõ, không bắt buộc 100% học sinh tham gia cuộc thi.

2. Hỏi: Thời hạn của bức thi dự thi được tính từ ngày gửi thư, có đóng dấu bưu điện hay được tính ở thời gian đến tay Ban Tổ chức ạ?

Trả lời: Thời hạn bức thư UPU được tính theo ngày bạn gửi thư, có dấu nhật ấn của Bưu điện Việt Nam chứ không tính theo ngày Ban Tổ chức nhận thư.

3. Hỏi: Viết bức thư UPU có được đánh máy hoặc photocopy không?

Trả lời: Ban Tổ chức chỉ nhận bức thư viết tay. Những bức thư đánh máy hoặc photocopy là không hợp lệ.

4. Hỏi: Nếu có cùng một lúc mấy ý tưởng đều hay, một người có thể tham dự bằng mấy bức thư khác nhau hay không?

Trả lời: Khi tập trung cho một ý tưởng độc đáo, dành tâm huyết để hoàn thành một bức thư giàu cảm xúc, giàu tư duy sáng tạo, bức thư ấy sẽ chinh phục hơn là bạn nộp mấy bức thư có ý tưởng thú vị nhưng nội dung chưa được đầu tư trọn vẹn để chạm đến trái tim của người đọc.

5. Hỏi: Trong Thể lệ quy định, Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU dành cho học sinh từ 9 đến 15 tuổi. Chúng em là học sinh lớp 10, làm thế nào để có cách tính chính xác ạ?

Trả lời: Việc tính tuổi của bạn sẽ được tính theo thời điểm bạn gửi bức thư dự thi (có dấu nhật ấn của Bưu điện Việt Nam). Nghĩa là, căn cứ vào ngày tháng năm sinh của bạn, thời điểm bạn gửi bức thư trước ngày sinh nhật bước sang tuổi 16 của bạn sẽ là hợp lệ.

II. Những câu hỏi về cách thức trình bày một bức thư dự thi

1. Hỏi: Thể lệ Cuộc thi yêu cầu thí sinh dự thi phải ghi đầy đủ tên, tuổi, địa chỉ ở lề trái, phía bên trên bức thư. Song lại không cho phép được ghi tên, trường lớp, địa chỉ trong nội dung bức thư. Hai nội dunng này khác nhau như thế nào?

Trả lời: Phần ghi tên và địa chỉ đầy đủ ở phía trên, bên lề trái trang thư đầu tiên là yêu cầu bắt buộc. Khi chấm bức thư của bạn, Ban Tổ chức sẽ che phách phần thông tin này để việc chấm thi đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Còn trong nội dung bức thư yêu cầu bạn không xưng tên, tuổi, địa chỉ là để đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh.

2. Hỏi: Khi viết bức thư UPU sang tờ giấy thứ hai thì mình có cần cách ra để giám khảo cắt phách không ạ?

Trả lời: Ban Tổ chức dán phách chứ không cắt nên bạn không cần phải để cách ở trang thứ hai và những trang tiếp theo.

3. Hỏi: Có thể viết bức thư dự thi vào giấy A4 hay giấy kiểm tra, giấy tập, giấy sổ? Giấy A4 có được kẻ ngang để dễ viết không?

Trả lời: Nên viết trên giấy khổ A4, có dòng kẻ để trình bày bức thư ngay ngắn. Bạn cũng có thể viết trên giấy vở, giấy tập khổ A4 để bức thư sáng sủa, dễ đọc. Lưu ý chỉ viết trên một mặt của tờ giấy.

4. Hỏi: Viết bức thư UPU chỉ được viết trên một mặt giấy nghĩa là viết trên mặt đầu tiên rồi bỏ mặt thứ hai và những trang tiếp theo cũng thế? Tại sao lại chỉ được viết trên một mặt giấy?

Trả lời: Ban Tổ chức yêu cầu các em viết trên một mặt giấy để đảm bảo giữ được trọn vẹn nội dung bức thư. Khi viết trên 2 mặt giấy, nếu bút đậm, chữ ở mặt sau có thể bị hằn, bị loang lên mặt trước làm bức thư bị nhòe hoặc khó đọc.

5. Hỏi: Viết bức thư UPU có thể dùng 2 đến 3, hoặc 4 tờ giấy được không?

Trả lời: Ban Tổ chức chỉ giới hạn số chữ, không giới hạn trong mấy tờ giấy. Bạn chỉ cần viết sạch đẹp và đúng thể thức bức thư của mình.

6. Hỏi: Trong trường hợp viết bức thư hết 3 đến 4 trang giấy, có cần dập ghim các trang bức thư hay không?

Trả lời: Bạn cần ghim trang thư lại và đánh số thứ tự để không bị nhầm lẫn nhé!

7. Hỏi: Có được viết trên giấy màu, trang trí các bức thư UPU và đóng quyển thật đẹp không? Có thể viết thư trên giấy luyện chữ bán sẵn được không?

Trả lời: Chỉ nên viết sạch, đẹp, đầy đủ nội dung của bức thư theo đúng Thể lệ cuộc thi trên giấy trắng. Ban Tổ chức không khuyến khích các em viết trên các tờ giấy in mẫu không phù hợp với cuộc thi.

- Nếu viết trên giấy màu và trang trí nhiều hình ảnh rối mắt, thư vào vòng chung khảo được photocopy để các giám khảo chấm, giấy màu bị đen, chữ sẽ mờ và khó đọc.

- Không đóng quyển bức thư UPU vì các bức thư vào vòng Chung khảo, sẽ được tháo rời từng trang, photocopy thành nhiều bản cho nhiều giám khảo cùng chấm.

8. Hỏi: Bức thư dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU nếu viết xuống đoạn mà không lùi đầu dòng thì có bị loại không ạ?

Trả lời: Khi viết xuống đoạn luôn phải lùi dòng, đó là nguyên tắc khi trình bày văn bản. Bức thư dự thi viết xuống đoạn không lùi vào đầu dòng là phạm quy.

9. Hỏi: Khi viết bức thư UPU mà gạch xóa nhiều thì bài thi có bị loại không?

Trả lời: Ban Tổ chức quy định, bức thư gạch xóa từ 5 lỗi trở lên sẽ bị loại.

10: Hỏi: Trong 1 bức thư, số lỗi chính tả trong phạm vi là bao nhiêu để không bị trừ điểm?

Trả lời: Trong bức thư dự thi, từ 5 lỗi chính tả trở lên sẽ bị loại.

11. Hỏi: Viết bức thư UPU có dùng bút tẩy, bút bi đỏ để viết được không?

Đáp: Bạn nên dùng bút mực xanh hoặc mực tím viết cho đẹp, không dùng bút bi đỏ, bút tẩy để viết.

13. Hỏi: Viết bức thư UPU như thế nào là quá ngắn? Viết khoảng 100 từ đến 200 từ có sao không ạ?

Trả lời: Theo bạn, bức thư khảong 100 từ đến 200 từ liệu có chuyển tải đủ nội dung mà đề tài yêu cầu không?

14. Hỏi: Trong bức thư UPU nên viết số như thế nào, viết thẳng con số hay số phải viết ra thành từng chữ?

Trả lời: Những con số cụ thể thì được viết bằng con số bạn nhé!

15. Hỏi: Cuối bức thư mình có được để lại tên hoặc chữ ký không ạ?

Trả lời: Bạn có thể ký tên thật hoặc ký tên nhân vật mà bạn hoá thân hoặc đóng vai trong bức thư của mình.

16. Hỏi: Khi viết thư UPU có thể gửi cho người không có thật, người đã mất được không và khi trình bày bài có phải trình bày rõ điều đó không?

Trả lời: Bức thư tham dự Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU là bức thư văn học nên bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng viết thư gửi cho ai đó (người thật hoặc không có thật, người sống hoặc người đã mất) đều được. Quan trọng là cách bạn thuyết phục người đọc một cách hợp lý, logic và không bị lạc đề.

17. Hỏi: Bức thư UPU là bài dự thi cuộc thi Viết thư quốc tế, nếu người Việt Nam viết thì có cần bản dịch sang tiếng Anh không ạ?

Trả lời: Các bức thư tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU của Việt Nam được viết bằng tiếng Việt. Chỉ bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam mới được dịch sang tiếng Anh/hoặc tiếng Pháp để tham dự quốc tế. Các bạn tìm hiểu thêm thông tin này tại Thể lệ cuộc thi.

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)