BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀNgày 03/12/2023 00:00:00 nhận diện thủ đoạn mua bán người ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CẨM VÂN
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc | BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ nhận diện thủ đoạn mua bán người Thưa quý vị và các bạn! Sáng ngày 8/5/2023, trình bày báo cáo nghiên cứu về nội dung giải trình của Thường trực Ủy ban Tư pháp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho biết, theo thống kê của Bộ Công an trong giai đoạn 2018 2022, cả nước phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm và 1.240 nạn nhân bị mua bán, nghi bị mua bán. Cơ quan điều tra các cấp thuộc Bộ Công an đã tiến hành khởi tố 386 vụ/808 bị can. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng đã tiến hành khởi tố, sau đó chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền 54 vụ/68 đối tượng. Trong đó, đã kết thúc điều tra, chuyển viện kiểm sát cùng cấp để truy tố 339 vụ/693 bị can. Đáng lưu ý, mua bán người ở trong nước và mua bán nam giới có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, đã xuất hiện tình trạng mua bán thai nhi, mua bán nam giới để cưỡng bức lao động trên tàu cá. Ở một số nơi nổi lên tình trạng mua bán trẻ sơ sinh núp bóng tinh vi các tổ chức mang danh thiện nguyện tự phát. Ngoài ra, qua báo cáo cũng cho thấy, Việt Nam không những là nơi xuất phát tội phạm nguồn mà còn là địa bàn trung chuyển mua bán người từ một số nước trong khu vực đi nước thứ ba. Điều đó cho thấy, tình hình tội phạm mua bán người trên cả nước diễn biến khá phức tạp, với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, có sự câu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành một số đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên biên giới. Thanh Hoá là địa phương có diện tích rộng, đông dân cư, đời sống và nhận thức của quần chúng nhân dân không đồng đều. Một số nơi kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí thấp, có nhiều phụ nữ đi làm ăn và lấy chồng sinh sống tại Trung Quốc, Malaysia, Lào, Thái Lan,... Hàng năm, số người này trở về địa phương buôn bán, thăm thân nhân có dấu hiệu câu kết, móc nối với một số đối tượng khác dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán sang nước ngoài. Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới, đa phần trong số họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, trình độ học vấn thấp, gặp những chuyện éo le về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống, nhận thức còn hạn chế, nhẹ dạ, cả tin hoặc một số cô gái trẻ thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, dễ tin theo lời hứa hẹn của đối tượng về việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc lấy chồng người nước ngoài khá giả, dẫn đến bị lừa bán. Nghiên cứu các vụ mua bán người đã bị các cơ quan chức năng đấu tranh làm rõ cho thấy, các đối tượng phạm tội mua bán người sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, chúng thường sử dụng một số thủ đoạn để dụ dỗ nạn nhân và thực hiện hành vi phạm tội như sau: Thứ nhất,các đối tượng mua bán người lừa nạn nhân dưới danh nghĩa giúp họ tìm việc làm. Lợi dụng sự cả tin của các nạn nhân, các đối tượng phạm tội mua bán người thường vẽ ra một viễn cảnh làm việc nhàn hạ, lương cao để lừa nạn nhân. Bị hại trong các vụ việc này thường là những người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế hoặc những người từ tỉnh lẻ lên thành phố đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm cao. Vụ việc của đối tượng Đỗ Thị Sen, sinh năm 1988, trú tại xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân là lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với mọi người, nhất là những cô gái trẻ mong muốn có tiền một cách nhanh chóng. Tính đến thời điểm bị bắt giữ năm 2019, đối tượng Đỗ Thị Sen khai báo đã thực hiện trót lọt đến 12 vụ. Theo kết quả điều tra, năm 2014, Đỗ Thị Sen sang Trung Quốc lấy chồng bất hợp pháp, sau đó trở về Việt Nam cấu kết với một số đối tượng ở Lạng Sơn, Thanh Hoá để tìm các phụ nữ nhẹ dạ, cả tin ở vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn để dụ dỗ sang Trung Quốc làm ăn nhưng thực chất là bán đi làm vợ hoặc làm gái mại dâm với giá 6 - 7 vạn nhân dân tệ. Vào đầu tháng 3/2019, Sen về Thanh Hoá và tìm gặp chị L.T.L, ở xã Cát Vân, huyện Như Xuân và chị N.T.H, sinh năm 1999 ở xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hoá dùng lời đường mật dụ dỗ, hứa hẹn đưa 2 chị này sang Trung Quốc tìm kiếm công ăn việc làm. Để tạo lòng tin cho 2 nạn nhân nói trên, Sen đưa trước cho mỗi người 30 triệu đồng. Và vì 30 triệu đó, các cô gái đã phải sa chân vào vũng lầy làm gái mại dâm. Trong vụ việc này, đối tượng tội phạm mua bán người đã lợi dụng tâm lý "nhẹ dạ, cả tin" của chị em phụ nữ thiếu hiểu biết, chưa có công ăn việc làm ổn định, mưu cầu cuộc sống đầy đủ hơn với lời hứa công việc nhẹ nhàng, lương cao. Thứ hai,các đối tượng mua bán người làm quen với các nạn nhân, vờ yêu đương rồi đem bán. Thực hiện thủ đoạn này, các đối tượng thường nhắm đến nạn nhân là phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ quá lứa, nhỡ thì hoặc cuộc sống gia đình đổ vỡ, bị tổn thương về tình cảm nên có tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng; các em nữ ở tuổi mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm sống... Trong hoàn cảnh đó, các đối tượng tìm cách tán tỉnh bằng những lời đường mật, luôn thể hiện sự ga lăng để lấy lòng tin của nạn nhân. Khi con mồi đã cắn câu, các đối tượng sẽ tạo ra các hoàn cảnh khác nhau như vờ đi thăm người thân, đi du lịch
để đưa nạn nhân sang bên kia biên giới để bán. Điển hình là vụ việc xảy ra trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, khoảng cuối tháng 4/2014, Bùi Văn Thoại (SN 1993, ở xã Điền Trung, huyện Bá Thước) và Bùi Thị Hậu, cùng ở xã Điền Trung, đang làm thuê tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã bàn nhau lừa bán người sang Trung Quốc để lấy tiền tiêu. Thoại đồng ý rồi giả vờ tán tỉnh yêu đương chị H.T.T, ở xã Điền Trung, huyện Bá Thước. Sau ít ngàynhắn tin, gọi điện thì chị T nhận lời yêu Thoại. Chiều 30/4/2014, Thoại và Huy (em trai Hậu) đón được chị T và bạn gái Huy ở bến xe phía Tây thành phố Thanh Hóa, sau đó bắt xe đi Móng Cái. Khi đến Móng Cái thì Huy và bạn gái đi chỗ khác, còn Thoại và chị T thuê nhà nghỉ gần bến xe Móng Cái. Khoảng 5h30 ngày 2/5/2014, Thoại nhận được tin nhắn của Hậu nên Thoại đã lấy cớ đi đánh bài với bạn để chị T ở lại một mình. Khoảng 11h cùng ngày, Hậu và em trai là Bùi Văn Giang đến nhà nghỉ rồi dùng thủ đoạn cho thuốc mê vào nước để chị T uống khiến chị T choáng váng. Từ những mắt xích này, toàn bộ hoạt động của đường dây mua bán người liên tỉnh, xuyên quốc gia dần hé lộ với nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Sáng 3/5/2014, khi tỉnh dậy, chị T thấy mình đang ở Trung Quốc. Ít ngày sau, Bùi Thị Thu bán chị T cho một người đàn ông ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc làm vợ. Ngày 13/2/2015, chị T đã trốn về Việt Nam khi đang mang thai 7 tháng. Sau khi trình báo với cơ quan pháp luật về hành vi của Bùi Văn Thoại cùng đồng phạm, ngày 13/8/2015, cơ quan điều tra phát hiện bắt tạm giam Bùi Văn Thoại khi đang ở thành phố Thanh Hóa. Ngày 3/12/2015, tại xã Điền Trung, huyện Bá Thước, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự đối với bị cáo Bùi Văn Thoại về tội mua bán người. Căn cứ bản cáo trạng, chứng cứ và lời khai tại tòa, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Thoại 8 năm tù giam. Thứ ba, lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam và nhu cầu lao động ở nước ngoài, các đối tượng mua bán người đã tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động. Khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hay báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc; xuất hiện các đường dây môi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả; dùng tiền làm mồi nhử, thông qua mạng lưới cò mồi đến các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán để cưỡng bức lao động. Ngày 23/6/2022, Công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Trần Ngọc Chung, sinh năm 2003, trú ở khu phố Trung Thịnh, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Đây là đối tượng đã từng sang Campuchia và làm việc tại các sòng bạc. Trong thời gian ở đây, Chung đã sử dụng tài khoản facebook nhắn tin, gọi điện cho bạn bè, người quen để lôi kéo họ sang Campuchia. Mặc dù biết công việc nặng nhọc, vất vả nhưng Chung vẫn nói dối các nạn nhân là sang làm việc nhẹ nhàng, lương cao. Sau khi tư vấn, thuyết phục được 4 nạn nhân ở thành phố Sầm Sơn đồng ý, ngày 1/3/2022, Trần Ngọc Chung đã tổ chức cho những người này vượt sông qua biên giới tỉnh Long An sang Campuchia làm việc tại các sòng bài. Trong quá trình làm việc tại đây, những người này đã bị quản lý ép buộc ký cam kết phải thực hiện các hành vi lừa đảo trên không gian mạng trong vòng 1 năm và bị ngược đãi. Riêng Trần Ngọc Chung, sau khi đưa được 4 người trên sang Campuchia thì đã bán cho công ty với giá 650 USD/1 người rồi trở về nước. Hiện nay, các đối tượng mua bán người có xu hướng chuyển cách tiếp cận ban đầu với nạn nhân từ trực tiếp sang gián tiếp. Các đối tượng lập các trang mạng trên Facebook, Zalo để tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn... sau đó dụ dỗ đưa họ sang nước ngoài sinh con để bán; hoặc cũng bằng thủ đoạn trên để tìm kiếm những người bị bệnh phải ghép tạng, môi giới cho những người muốn bán tạng để thực hiện việc mua bán mô, bộ phận cơ thể. Thông qua không gian mạng nên công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Luật sư Nguyễn Hữu Giang Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh: ÂT ông Giang ( Tội phạm mua bán người là tội phạm vô cùng nguy hiểm không chỉ cho chính nạn nhân mà cả xã hội. Theo quy định của Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tại điều 150 thì mức hình phạt cao nhất với tội phạm này lên đến 20 năm. Tại điều 151 đối với ngưới dưới 16 tuổi khung cao nhất cũng là 20 năm hoặc chung thân. Đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, nhân phẩm, sức khoẻ của con người vì vậy nhà nước đã có khung hình phạt rất cao để răn đe và phòng chống loại tội phạm này.) Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua, bán đều nhằm vào hai điểm yếu tình hoặc tiền để đưa nạn nhân vào bẫy. Mặc dù các cấp, các ngành đã quyết liệt vào cuộc; công tác tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp trên các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các địa phương vùng biên giới nhưng hiện nay số vụ mua bán người vẫn có xu hướng tăng. Do đó, để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận biết được âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người. Tự bảo vệ chính bản thân mình và người thân trước những hành vi phạm tội của tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán người. Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Thanh Hoá nói thêm: ÂT Ông Bình ( Các ban ngành đoàn thể cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về phương thức thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng liên quan đến việc mô giới, việc nhẹ lương cao. Khi có nhu cầu xuất khẩu lao động thì phải liên hệ với các công ty, đơn vị được nhà nước cho phép, tránh trường hợp trở thành nạn nhân của hoạt động xuất cảnh lao động trái phép.) Ngoài tuyên truyền về Luật Hình sự, Luật Phòng, chống mua bán người
cần chú trọng tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; những dấu hiệu, nguy cơ trở thành nạn nhân và phương thứcphòng, tránh khỏi cạm bẫy của tội phạm mua, bán người. Ngày 4 tháng 12 năm 2023 Người soạn bài Đỗ Xuân Thành | Lãnh đạo xã phê duyệt PHÓ CHỦ TỊCH Phùng Thế Tài
|
Đăng lúc: 03/12/2023 00:00:00 (GMT+7) nhận diện thủ đoạn mua bán người
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CẨM VÂN
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc | BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ nhận diện thủ đoạn mua bán người Thưa quý vị và các bạn! Sáng ngày 8/5/2023, trình bày báo cáo nghiên cứu về nội dung giải trình của Thường trực Ủy ban Tư pháp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho biết, theo thống kê của Bộ Công an trong giai đoạn 2018 2022, cả nước phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm và 1.240 nạn nhân bị mua bán, nghi bị mua bán. Cơ quan điều tra các cấp thuộc Bộ Công an đã tiến hành khởi tố 386 vụ/808 bị can. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng đã tiến hành khởi tố, sau đó chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền 54 vụ/68 đối tượng. Trong đó, đã kết thúc điều tra, chuyển viện kiểm sát cùng cấp để truy tố 339 vụ/693 bị can. Đáng lưu ý, mua bán người ở trong nước và mua bán nam giới có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, đã xuất hiện tình trạng mua bán thai nhi, mua bán nam giới để cưỡng bức lao động trên tàu cá. Ở một số nơi nổi lên tình trạng mua bán trẻ sơ sinh núp bóng tinh vi các tổ chức mang danh thiện nguyện tự phát. Ngoài ra, qua báo cáo cũng cho thấy, Việt Nam không những là nơi xuất phát tội phạm nguồn mà còn là địa bàn trung chuyển mua bán người từ một số nước trong khu vực đi nước thứ ba. Điều đó cho thấy, tình hình tội phạm mua bán người trên cả nước diễn biến khá phức tạp, với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, có sự câu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành một số đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên biên giới. Thanh Hoá là địa phương có diện tích rộng, đông dân cư, đời sống và nhận thức của quần chúng nhân dân không đồng đều. Một số nơi kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí thấp, có nhiều phụ nữ đi làm ăn và lấy chồng sinh sống tại Trung Quốc, Malaysia, Lào, Thái Lan,... Hàng năm, số người này trở về địa phương buôn bán, thăm thân nhân có dấu hiệu câu kết, móc nối với một số đối tượng khác dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán sang nước ngoài. Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới, đa phần trong số họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, trình độ học vấn thấp, gặp những chuyện éo le về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống, nhận thức còn hạn chế, nhẹ dạ, cả tin hoặc một số cô gái trẻ thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, dễ tin theo lời hứa hẹn của đối tượng về việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc lấy chồng người nước ngoài khá giả, dẫn đến bị lừa bán. Nghiên cứu các vụ mua bán người đã bị các cơ quan chức năng đấu tranh làm rõ cho thấy, các đối tượng phạm tội mua bán người sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, chúng thường sử dụng một số thủ đoạn để dụ dỗ nạn nhân và thực hiện hành vi phạm tội như sau: Thứ nhất,các đối tượng mua bán người lừa nạn nhân dưới danh nghĩa giúp họ tìm việc làm. Lợi dụng sự cả tin của các nạn nhân, các đối tượng phạm tội mua bán người thường vẽ ra một viễn cảnh làm việc nhàn hạ, lương cao để lừa nạn nhân. Bị hại trong các vụ việc này thường là những người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế hoặc những người từ tỉnh lẻ lên thành phố đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm cao. Vụ việc của đối tượng Đỗ Thị Sen, sinh năm 1988, trú tại xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân là lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với mọi người, nhất là những cô gái trẻ mong muốn có tiền một cách nhanh chóng. Tính đến thời điểm bị bắt giữ năm 2019, đối tượng Đỗ Thị Sen khai báo đã thực hiện trót lọt đến 12 vụ. Theo kết quả điều tra, năm 2014, Đỗ Thị Sen sang Trung Quốc lấy chồng bất hợp pháp, sau đó trở về Việt Nam cấu kết với một số đối tượng ở Lạng Sơn, Thanh Hoá để tìm các phụ nữ nhẹ dạ, cả tin ở vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn để dụ dỗ sang Trung Quốc làm ăn nhưng thực chất là bán đi làm vợ hoặc làm gái mại dâm với giá 6 - 7 vạn nhân dân tệ. Vào đầu tháng 3/2019, Sen về Thanh Hoá và tìm gặp chị L.T.L, ở xã Cát Vân, huyện Như Xuân và chị N.T.H, sinh năm 1999 ở xã Quảng Phú, thành phố Thanh Hoá dùng lời đường mật dụ dỗ, hứa hẹn đưa 2 chị này sang Trung Quốc tìm kiếm công ăn việc làm. Để tạo lòng tin cho 2 nạn nhân nói trên, Sen đưa trước cho mỗi người 30 triệu đồng. Và vì 30 triệu đó, các cô gái đã phải sa chân vào vũng lầy làm gái mại dâm. Trong vụ việc này, đối tượng tội phạm mua bán người đã lợi dụng tâm lý "nhẹ dạ, cả tin" của chị em phụ nữ thiếu hiểu biết, chưa có công ăn việc làm ổn định, mưu cầu cuộc sống đầy đủ hơn với lời hứa công việc nhẹ nhàng, lương cao. Thứ hai,các đối tượng mua bán người làm quen với các nạn nhân, vờ yêu đương rồi đem bán. Thực hiện thủ đoạn này, các đối tượng thường nhắm đến nạn nhân là phụ nữ, đặc biệt là các phụ nữ quá lứa, nhỡ thì hoặc cuộc sống gia đình đổ vỡ, bị tổn thương về tình cảm nên có tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng; các em nữ ở tuổi mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm sống... Trong hoàn cảnh đó, các đối tượng tìm cách tán tỉnh bằng những lời đường mật, luôn thể hiện sự ga lăng để lấy lòng tin của nạn nhân. Khi con mồi đã cắn câu, các đối tượng sẽ tạo ra các hoàn cảnh khác nhau như vờ đi thăm người thân, đi du lịch
để đưa nạn nhân sang bên kia biên giới để bán. Điển hình là vụ việc xảy ra trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, khoảng cuối tháng 4/2014, Bùi Văn Thoại (SN 1993, ở xã Điền Trung, huyện Bá Thước) và Bùi Thị Hậu, cùng ở xã Điền Trung, đang làm thuê tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã bàn nhau lừa bán người sang Trung Quốc để lấy tiền tiêu. Thoại đồng ý rồi giả vờ tán tỉnh yêu đương chị H.T.T, ở xã Điền Trung, huyện Bá Thước. Sau ít ngàynhắn tin, gọi điện thì chị T nhận lời yêu Thoại. Chiều 30/4/2014, Thoại và Huy (em trai Hậu) đón được chị T và bạn gái Huy ở bến xe phía Tây thành phố Thanh Hóa, sau đó bắt xe đi Móng Cái. Khi đến Móng Cái thì Huy và bạn gái đi chỗ khác, còn Thoại và chị T thuê nhà nghỉ gần bến xe Móng Cái. Khoảng 5h30 ngày 2/5/2014, Thoại nhận được tin nhắn của Hậu nên Thoại đã lấy cớ đi đánh bài với bạn để chị T ở lại một mình. Khoảng 11h cùng ngày, Hậu và em trai là Bùi Văn Giang đến nhà nghỉ rồi dùng thủ đoạn cho thuốc mê vào nước để chị T uống khiến chị T choáng váng. Từ những mắt xích này, toàn bộ hoạt động của đường dây mua bán người liên tỉnh, xuyên quốc gia dần hé lộ với nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Sáng 3/5/2014, khi tỉnh dậy, chị T thấy mình đang ở Trung Quốc. Ít ngày sau, Bùi Thị Thu bán chị T cho một người đàn ông ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc làm vợ. Ngày 13/2/2015, chị T đã trốn về Việt Nam khi đang mang thai 7 tháng. Sau khi trình báo với cơ quan pháp luật về hành vi của Bùi Văn Thoại cùng đồng phạm, ngày 13/8/2015, cơ quan điều tra phát hiện bắt tạm giam Bùi Văn Thoại khi đang ở thành phố Thanh Hóa. Ngày 3/12/2015, tại xã Điền Trung, huyện Bá Thước, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự đối với bị cáo Bùi Văn Thoại về tội mua bán người. Căn cứ bản cáo trạng, chứng cứ và lời khai tại tòa, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Thoại 8 năm tù giam. Thứ ba, lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam và nhu cầu lao động ở nước ngoài, các đối tượng mua bán người đã tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động. Khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hay báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc; xuất hiện các đường dây môi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả; dùng tiền làm mồi nhử, thông qua mạng lưới cò mồi đến các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán để cưỡng bức lao động. Ngày 23/6/2022, Công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Trần Ngọc Chung, sinh năm 2003, trú ở khu phố Trung Thịnh, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Đây là đối tượng đã từng sang Campuchia và làm việc tại các sòng bạc. Trong thời gian ở đây, Chung đã sử dụng tài khoản facebook nhắn tin, gọi điện cho bạn bè, người quen để lôi kéo họ sang Campuchia. Mặc dù biết công việc nặng nhọc, vất vả nhưng Chung vẫn nói dối các nạn nhân là sang làm việc nhẹ nhàng, lương cao. Sau khi tư vấn, thuyết phục được 4 nạn nhân ở thành phố Sầm Sơn đồng ý, ngày 1/3/2022, Trần Ngọc Chung đã tổ chức cho những người này vượt sông qua biên giới tỉnh Long An sang Campuchia làm việc tại các sòng bài. Trong quá trình làm việc tại đây, những người này đã bị quản lý ép buộc ký cam kết phải thực hiện các hành vi lừa đảo trên không gian mạng trong vòng 1 năm và bị ngược đãi. Riêng Trần Ngọc Chung, sau khi đưa được 4 người trên sang Campuchia thì đã bán cho công ty với giá 650 USD/1 người rồi trở về nước. Hiện nay, các đối tượng mua bán người có xu hướng chuyển cách tiếp cận ban đầu với nạn nhân từ trực tiếp sang gián tiếp. Các đối tượng lập các trang mạng trên Facebook, Zalo để tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn... sau đó dụ dỗ đưa họ sang nước ngoài sinh con để bán; hoặc cũng bằng thủ đoạn trên để tìm kiếm những người bị bệnh phải ghép tạng, môi giới cho những người muốn bán tạng để thực hiện việc mua bán mô, bộ phận cơ thể. Thông qua không gian mạng nên công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Luật sư Nguyễn Hữu Giang Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh: ÂT ông Giang ( Tội phạm mua bán người là tội phạm vô cùng nguy hiểm không chỉ cho chính nạn nhân mà cả xã hội. Theo quy định của Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tại điều 150 thì mức hình phạt cao nhất với tội phạm này lên đến 20 năm. Tại điều 151 đối với ngưới dưới 16 tuổi khung cao nhất cũng là 20 năm hoặc chung thân. Đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, nhân phẩm, sức khoẻ của con người vì vậy nhà nước đã có khung hình phạt rất cao để răn đe và phòng chống loại tội phạm này.) Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua, bán đều nhằm vào hai điểm yếu tình hoặc tiền để đưa nạn nhân vào bẫy. Mặc dù các cấp, các ngành đã quyết liệt vào cuộc; công tác tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp trên các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các địa phương vùng biên giới nhưng hiện nay số vụ mua bán người vẫn có xu hướng tăng. Do đó, để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận biết được âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người. Tự bảo vệ chính bản thân mình và người thân trước những hành vi phạm tội của tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán người. Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Thanh Hoá nói thêm: ÂT Ông Bình ( Các ban ngành đoàn thể cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về phương thức thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng liên quan đến việc mô giới, việc nhẹ lương cao. Khi có nhu cầu xuất khẩu lao động thì phải liên hệ với các công ty, đơn vị được nhà nước cho phép, tránh trường hợp trở thành nạn nhân của hoạt động xuất cảnh lao động trái phép.) Ngoài tuyên truyền về Luật Hình sự, Luật Phòng, chống mua bán người
cần chú trọng tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; những dấu hiệu, nguy cơ trở thành nạn nhân và phương thứcphòng, tránh khỏi cạm bẫy của tội phạm mua, bán người. Ngày 4 tháng 12 năm 2023 Người soạn bài Đỗ Xuân Thành | Lãnh đạo xã phê duyệt PHÓ CHỦ TỊCH Phùng Thế Tài
|
|