Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169372

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ VK, VLN, CCHT, PHÁO VÀ ĐỒ CHƠI NGUY HIỂM

Ngày 27/12/2023 00:00:00

CÔNG AN HUYỆN CẨM THUỶ

CÔNG AN XÃ CẨM VÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cẩm Vân, ngày 27 tháng 12 năm 2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ VK, VLN, CCHT, PHÁO VÀ ĐỒ CHƠI NGUY HIỂM


Theo quy định của pháp luật, việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo và đồ chơi nguy hiểm là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Đây chính là nguồn công cụ nguy hiểm trong các hoạt động phạm tội; các đối tượng lợi dụng, sử dụng trong các vụ án gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, cướp, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản vv...; Đồng thời, cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ việc cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến tài sản, an toàn tính mạng của nhân dân. Trong những năm qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc nghiêm trọng và truy tố xét xử theo quy định của pháp luật.

Để chấp hành tốt các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo và đồ chơi nguy hiểm, toàn thể nhân dân phải nắm được và hiểu rõ các quy định sau đây:

1. Vũ khí thô sơ: là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu”. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại súng tự chế như súng kíp, súng bắn đạn bi, đạn hoa cải, súng cồn, súng PCP … là các loại vũ khí nghiêm cấm các cá nhân chế tạo, tàng trữ, sử dụng

2. Các loại đồ chơi nguy hiểm thuộc danh mục cấm gồm:

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn, súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại, súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ;

- Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn;

- Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.

3. Quy định pháo hoa nổ

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 thì: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Như vậy, pháo nổ ở đây bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ, trong đó, pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả khi đốt gây ra tiếng nổ); pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (pháo hoa nổ do lực lượng Quân đội bắn vào các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị lớn của đất nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép; các loại pháo dàn mà một số đối tượng đã mua, đốt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng nổ và màu sắc trong không gian vào các dịp tết như pháo dạng hộp loại 36 ống, 49 ống, 16 ống). Các loại pháo này tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 137 quy định: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ đối với các trường hợp: Tết Nguyên đán, Ngày Quốc khánh 02/9, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế, những trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Quy định về pháo hoa

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định thì: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy, pháo hoa ở đây được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng đốt chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ(pháo hoa không có thuốc pháo nổ là các sản phẩm như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc).

Về sử dụng pháo hoa thì tại Điều 17 Nghị định 137 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. (đó là các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng )

Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ; trường hợp nếu đốt pháo tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015. Mọi người dân tự ý thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, pháo hoa nổ đều là trái phép, sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc theo quy định của pháp luật....

Về mặt pháp luật, những nội dung trên đây được quy định tại:

- Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (2017).

- Thông tư 16/2018/TT-BCA, ngày 15/5/2018 của Bộ Công an hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo.

- Việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý hành sự được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ và Bộ luật hình sự.

Đây chính là cơ sở cho công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời là cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm. Nếu tính chất, mức độ nghiêm trọng có thể sẽ bị xử lý về trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Không kê khai, đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

- Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

- Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không đủ điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật;

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

- Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;

- Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

- Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

- Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

- Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

- Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn.

- Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

- Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

- Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:

- Người nào đốt pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245Bộ luật Hình sự, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

+ Đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

+ Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

+ Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

+ Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1 kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;

+ Đốt pháo với số lượng lớn dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xoá án tích mà còn vi phạm.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi sau đây:

+ Đã bị kết án về tội “Gây rối trật tự công cộng”;

+ Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

+ Cản trở; hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ;

+ Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5 kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.

- Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.

*

Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ là vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; thuốc pháo là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân

Chào xuân mới và mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, mỗi người, mỗi gia đình hãy làm nhiều việc tốt vì ANTT.

1.Tuyệt đối không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm.

2.Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quản lý vũ khí thô sơ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm.

3.Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định nêu trên mỗi người hãy có trách nhiệm phản ánh, tố giác đến cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

4. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 406 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và các văn bản pháp luật hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, xử phạt nặng và truy tố trước pháp luật; trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xử phạt theo quy định.

Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo và đồ chơi nguy hiểm là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại khu dân cư.

TRƯỞNG CÔNG AN XÃ

Thiếu tá Hà Văn Dương

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ VK, VLN, CCHT, PHÁO VÀ ĐỒ CHƠI NGUY HIỂM

Đăng lúc: 27/12/2023 00:00:00 (GMT+7)

CÔNG AN HUYỆN CẨM THUỶ

CÔNG AN XÃ CẨM VÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cẩm Vân, ngày 27 tháng 12 năm 2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ VK, VLN, CCHT, PHÁO VÀ ĐỒ CHƠI NGUY HIỂM


Theo quy định của pháp luật, việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo và đồ chơi nguy hiểm là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Đây chính là nguồn công cụ nguy hiểm trong các hoạt động phạm tội; các đối tượng lợi dụng, sử dụng trong các vụ án gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, cướp, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản vv...; Đồng thời, cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ việc cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến tài sản, an toàn tính mạng của nhân dân. Trong những năm qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc nghiêm trọng và truy tố xét xử theo quy định của pháp luật.

Để chấp hành tốt các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo và đồ chơi nguy hiểm, toàn thể nhân dân phải nắm được và hiểu rõ các quy định sau đây:

1. Vũ khí thô sơ: là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu”. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại súng tự chế như súng kíp, súng bắn đạn bi, đạn hoa cải, súng cồn, súng PCP … là các loại vũ khí nghiêm cấm các cá nhân chế tạo, tàng trữ, sử dụng

2. Các loại đồ chơi nguy hiểm thuộc danh mục cấm gồm:

- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn, súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại, súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ;

- Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn;

- Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.

3. Quy định pháo hoa nổ

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 thì: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Như vậy, pháo nổ ở đây bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ, trong đó, pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả khi đốt gây ra tiếng nổ); pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (pháo hoa nổ do lực lượng Quân đội bắn vào các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị lớn của đất nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép; các loại pháo dàn mà một số đối tượng đã mua, đốt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng nổ và màu sắc trong không gian vào các dịp tết như pháo dạng hộp loại 36 ống, 49 ống, 16 ống). Các loại pháo này tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 137 quy định: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ đối với các trường hợp: Tết Nguyên đán, Ngày Quốc khánh 02/9, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế, những trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Quy định về pháo hoa

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định thì: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy, pháo hoa ở đây được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng đốt chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ(pháo hoa không có thuốc pháo nổ là các sản phẩm như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc).

Về sử dụng pháo hoa thì tại Điều 17 Nghị định 137 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. (đó là các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng )

Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ; trường hợp nếu đốt pháo tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015. Mọi người dân tự ý thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, pháo hoa nổ đều là trái phép, sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc theo quy định của pháp luật....

Về mặt pháp luật, những nội dung trên đây được quy định tại:

- Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (2017).

- Thông tư 16/2018/TT-BCA, ngày 15/5/2018 của Bộ Công an hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Nghị định số 36/2009/NĐ-CP, ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo.

- Việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý hành sự được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ và Bộ luật hình sự.

Đây chính là cơ sở cho công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời là cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm. Nếu tính chất, mức độ nghiêm trọng có thể sẽ bị xử lý về trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Không kê khai, đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

- Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

- Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không đủ điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật;

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

- Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;

- Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

- Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

- Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

- Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

- Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn.

- Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

- Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

- Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:

- Người nào đốt pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245Bộ luật Hình sự, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

+ Đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

+ Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

+ Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

+ Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1 kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;

+ Đốt pháo với số lượng lớn dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xoá án tích mà còn vi phạm.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi sau đây:

+ Đã bị kết án về tội “Gây rối trật tự công cộng”;

+ Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

+ Cản trở; hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ;

+ Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5 kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.

- Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.

*

Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ là vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; thuốc pháo là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân

Chào xuân mới và mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, mỗi người, mỗi gia đình hãy làm nhiều việc tốt vì ANTT.

1.Tuyệt đối không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm.

2.Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quản lý vũ khí thô sơ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm.

3.Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định nêu trên mỗi người hãy có trách nhiệm phản ánh, tố giác đến cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

4. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 406 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và các văn bản pháp luật hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, xử phạt nặng và truy tố trước pháp luật; trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xử phạt theo quy định.

Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo và đồ chơi nguy hiểm là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại khu dân cư.

TRƯỞNG CÔNG AN XÃ

Thiếu tá Hà Văn Dương

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)