BÀI TUYÊN TRUYỀN
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
Để giúp cho cán bộ và nhân dân trong xã có điều kiện tiếp cận những quy định của pháp luật về thừa kế. Ban tuyên truyền phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xã Cẩm Vân biên soạn một số câu hỏi và trả lời trên cơ sở quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 được thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Câu hỏi 1: Quyền thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Tại Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Câu hỏi 2: Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định như thế nào?
Trả lời: Tại Điều 610 Bộ Luật dân sựquy định:
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Câu hỏi 3: Thời điểm, địa điểm mở thừa kế?
Trả lời: Tại Điều 611 Bộ Luật dân sựquy định như sau:
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Câu hỏi 4: Di sản là gì?
Trả lời: Tại Điều 612 Bộ Luật dân sựgiải thích:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Câu hỏi 5: Người thừa kế là ai?
Trả lời: Tại Điều 613 Bộ Luật dân sự quy định
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Câu hỏi 6: Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế?
Trả lời: Tại Điều 614 Bộ Luật dân sựquy định
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Câu hỏi 7: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại?
Trả lời: Tại Điều 615 Bộ Luật dân sựquy định
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Câu hỏi 8: Ai là người quản lý di sản?
Trả lời: Tại Điều 616 Bộ Luật dân sựquy định
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Câu hỏi 9: Di chúc là gì?
Trả lời: Tại Điều 624 Bộ Luật dân sựgiải thích
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Câu hỏi 10: Hình thức của di chúc?
Trả lời: Tại Điều 627 Bộ Luật dân sựquy định:
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Câu hỏi 11: Di chúc bằng văn bản?
Trả lời: Tại Điều 628 Bộ Luật dân sựquy định:
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Câu hỏi 12: Lập Di chúc bằng miệng trong trường hợp nào?
Trả lời: Tại Điều 629 Bộ Luật dân sựquy định
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Câu hỏi 13: Khi nào Di chúc được xem là hợp pháp?
Trả lời: Tại Điều 630 Bộ Luật dân sựquy định:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Người thông tin: Đỗ Xuân Thành; CC-VH XH xã